【kết quả trận indonesia hôm nay】Tiếng vọng tháng 12
作者:La liga 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 06:09:03 评论数:
(CMO) Những ngày cuối năm, đất Cà Mau bao giờ cũng đong đầy cảm xúc. Nhịp sống của con người trở nên hối hả với những vụ màu đón tết, lúa vụ hai căng mướt xanh đồng. Phía biển, những chuyến tàu mong ngóng cá tôm cho một năm viên mãn. Các làng nghề xưa cũ như sống lại thời hoàng kim. Trong mỗi con người, tình yêu đất đai, quê hương thêm nồng đượm.
Từ thời tiền nhân khẩn hoang mở đất, đến Cà Mau vững chắc thành đồng cách mạng và một Cà Mau tươi mới hôm nay, hành trình đó có bao nhiêu điều kỳ diệu. Và, một trong những dấu mốc mà người con Cà Mau nào cũng nhớ trong dịp cuối năm đó là ngày 13/12, ngày người anh hùng - thầy giáo Phan Ngọc Hiển giương cao ngọn cờ đỏ sao vàng chiến thắng ở nóc đảo Hòn Khoai.
Đã ngót gần 80 năm ngày sự kiện khởi nghĩa Hòn Khoai làm chấn động Nam Kỳ, lung lay dã tâm cướp nước của bè lũ thực dân, nhưng ở xứ Rạch Gốc - Tân Ân, mọi người đều nhắc nhớ như chuyện mới hôm qua, hôm kia.
Những câu chuyện về thầy giáo Hiển, về khởi nghĩa Hòn Khoai thuộc dạng trường tồn theo thời gian. Chính sử, các công trình nghiên cứu, các bài viết đã đề cập chi tiết diễn biến cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai. Cho nên, việc trích dẫn lại là điều không thật sự cần thiết. Vậy nên, trong chuyến về Tân Ân - Rạch Gốc lần này, chúng tôi cất công sưu tầm những mẩu chuyện nhỏ liên quan đến sự kiện này, chắp ghép lại với những tư liệu đã thâu lượm từ nhiều bận ngược xuôi về đây, coi như là một sự ngưỡng vọng với bậc tiền nhân.
Rạch Gốc trước đây thuộc xã Tân Ân Lớn, nhưng người ta vẫn gọi địa danh Rạch Gốc - Tân Ân từ nhiều thế hệ. Đầu thế kỷ 20, Pháp chính thức coi vùng đất này, bao gồm cả cụm đảo Hòn Khoai là vị trí chiến lược. Pháp dựng quan Tây, xây nhà đèn, thiết lập bộ máy tay sai hòng khuất phục những người dân miền biển mà chúng coi là “dốt nát, nghèo hèn”. Hết hương chức hội tề, lũ cặp rằn, quan kiểm lâm đến chúa đảo Hòn Khoai, người dân nơi đây chịu không biết bao nhiêu là đè nén, bóc lột. Dân đi biển thì đóng thuế “hải đông”, lên rừng thì có “thuế xâu rừng”. Bởi vậy, dù sống cạnh bên rừng vàng, biển bạc mà dân Rạch Gốc - Tân Ân nếm trải hết những đắng cay của đời nô lệ.
Nhân dân Rạch Gốc - Tân Ân tiếp nối truyền thống anh hùng trong xây dựng quê hương. Ảnh: Duy Khải |
Rồi giáo Hiển xuất hiện với biết bao điều mới mẻ. Ai ngờ ở xứ này một ngày nào đó xuất hiện trường học, nhà sách, sân banh, người già cả mù chữ cũng được dạy học. Chưa hết, thầy giáo Hiển còn chỉ ra cho dân Tân Ân - Rạch Gốc thấy dã tâm và âm mưu thâm hiểm của bè lũ cướp nước, bán nước cầu vinh. Giáo Hiển nói: “Con trâu còn có thẻ bài”, còn người dân chúng coi thua cả loài súc vật. Rừng, biển, đất đai… tất cả đều là nguồn sống, là tài sản bao đời con người ở đây, giặc đến vươn cái vòi bạch tuộc độc quyền chiếm giữ. Dân đi biển không có lưới đánh cá, sống giữa rừng đước mà không có cây dựng chòi, cất nhà, khát nước ngọt chúa đảo ngăn không cho lấy. Ai chống cự, chúng đàn áp thẳng tay, mang những luật lệ mà chúng nói là “dân rừng thì xử luật rừng” để đối đãi với những cư dân hiền hoà, chân chất.
Lão thành cách mạng Huỳnh Văn Tuôi (Sáu Tuôi) kể lại: “Lúc mở lớp học, lập sân banh, giáo Hiển đều xin phép hương chức, hội tề. Nhưng tụi điềm chỉ lúc nào cũng theo dõi”. Có bận, anh em trong đội bóng tổ chức liên hoan, mần chó, tụi nó đến kêu giải tán với lý lẽ: “Tụi mày “tiền sát cẩu, hậu sát nhân”. Tụ tập muốn làm quốc sự hả?”. Trong các buổi luyện tập tại sân banh ở cạnh gốc me, giáo Hiển kêu anh em đá banh văng thiệt xa xuống sông Rạch Gốc, nước chảy xiết, phải cử người đi vớt với thời gian lâu. Chính lúc đó, giáo Hiển bắt đầu nói chuyện, giảng giải cho thanh niên cái hay, cái phải, cái chính nghĩa và niềm tin vào con đường cách mạng.
Có giáo Hiển, phong trào thể thao, văn hoá văn nghệ, phong trào học chữ thoát dốt, nền nếp sinh hoạt của dân Rạch Gốc - Tân Ân ngày càng sôi nổi, tiến bộ văn minh. Sau này, ông Sáu Tuôi có nhiều dịp ở bên anh hùng Bông Văn Dĩa lúc cuối đời, nên cũng biết nhiều câu chuyện về uy tín của giáo Hiển ngày trước. Là thanh niên trí thức, nhưng giáo Hiển ăn ở với bà con thuỷ chung sau trước, năng nổ, nhiệt thành nhưng lúc nào cũng khiêm nhường, chừng mực. Giáo Hiển nói dân xứ này ai cũng nghe, cũng tin, từ trẻ nhỏ đến người già. Tân Ân - Rạch Gốc với những chi họ Tạ, Nguyễn, Tiết… nhà nào cũng có người nguyện sống chết với chí hướng mà giáo Hiển vạch ra.
Rạch Gốc - Tân Ân với nghề biển truyền thống. Cư dân nơi đây trọn lòng theo cách mạng, không một người phản bội, không một người rời bỏ quê hương. Ảnh: Phạm Nguyên |
Khởi nghĩa nổ ra thắng lợi, giáo Hiển dẫn đầu đoàn người giương cao ngọn cờ đỏ sao vàng trên đoàn tàu chiến thắng hướng về Rạch Gốc - Tân Ân với những dòng biểu ngữ làm nức nở lòng người. 105 nóc gia, trừ những nhà hương tề hội chức đều ùa ra cửa Rạch Gốc đón đoàn quân chiến thắng. Chúa đảo Olivier bị giết, vợ con của y được lực lượng cách mạng đưa về đất liền, đối xử tốt. Khí thế dâng cao, từ chiếc ca nô chiến lợi phẩm, giáo Hiển lãnh đạo lực lượng tấn công đồn kiểm lâm ở Thủ - Tam Giang, tên Đốc Đông (Lê Toàn Đông), quận trưởng kiểm lâm đầu hàng. Giặc hay tin bắt đầu dồn quân xuống tấn công bằng tàu chiến. Lực lượng khởi nghĩa phải rút vào rừng để bảo toàn lực lượng.
Ông Sáu Tuôi thuật lại: “Khi đó hơn 100 gia đình ở xóm Rạch Gốc - Tân Ân bị giặc đốt sạch nhà cửa, gia sản tích góp bao đời cũng bị vơ vét, cướp bóc. Chúng dồn bà con về “nhà việc” ở Thủ - Tam Giang, biết bao con người chịu cảnh đói khát, màn trời chiếu đất". Lúc này, một sự việc được ông Sáu Tuôi kể lại bằng sự xúc động: “Có chiếc xuồng bán bánh cà bắp, người đàn ông bán bánh cứ ngày hai bận chèo qua chỗ nhốt bà con. Cái lạ là người mua bánh trả tiền, chủ xuồng cứ lần lữa kiếm cách chối từ. Sau này mới biết, đó là xuồng tiếp tế của phía ta”.
Giặc dìm cuộc khởi nghĩa trong bể máu, trong niềm căm phẫn tột độ của người Cà Mau. Để rồi, sau ngót 80 năm, cứ độ giữa tháng 6 âm lịch, Tân Ân - Rạch Gốc vẫn làm đám giỗ để dâng lên anh linh của những người con ưu tú. Cây me Rạch Gốc vẫn còn đó, như hôm nào sôi nổi những trận banh. Em gái thứ 10 của Liệt sĩ Nguyễn Văn Đắc gần trăm tuổi vẫn nhớ về người anh thứ tám với tình cảm dịu dàng, trìu mến. Cửa Rạch Gốc hôm nay đã trở thành phố biển sầm uất, nhịp sống tấp nập, nhưng chưa bao giờ người ta quên nhắc nhớ nhau về khởi nghĩa Hòn Khoai, về những người anh hùng đã làm rạng rỡ tên đất, tên người của xứ Tân Ân - Rạch Gốc.
Tìm gặp ông Nguyễn Công Trực, nguyên Chủ tịch xã Tân Ân cũ, ông nói: “Vùng đất này trước sau một lòng sắt son với cách mạng. Không có một người dân nào phản cách mạng. Sau này, khi tình trạng vượt biên diễn ra phức tạp, dân Tân Ân - Rạch Gốc có ghe đó, quen sóng gió biển cả nhưng không một ai bỏ quê hương”. Với 11 cửa thông ra biển Đông, nhưng không ai bỏ quê hương, ngẫm ra đó là một chuyện lạ, chuyện đáng để ngưỡng phục con người ở đây. Chân phương, giản dị, miệng nói tay làm, trọng nghĩa khinh tài… đó là những điều chúng tôi học hỏi được từ người dân miền biển. Tất cả được khơi mạch nguồn từ truyền thống cách mạng hào hùng, kiên trung, bất khuất và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một loại gen di truyền ưu việt.
Chúng tôi từ giã Rạch Gốc - Tân Ân, ngược lại Cà Mau trong cái gió tươi rói tháng 12. Có tiếng vọng đâu đây của những ngày khởi nghĩa hào hùng, và trên khắp quê hương xứ sở, màu cờ đỏ mới đẹp sao trong gió tết…./.
Phạm Hải Nguyên