当前位置: 当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【kqbd qt】Cần đơn vị cầm trịch trong phát triển điện mặt trời 正文

【kqbd qt】Cần đơn vị cầm trịch trong phát triển điện mặt trời

2025-01-27 03:18:50 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:987次
can don vi cam trich trong phat trien dien mat troi
Chuyên gia năng lượng Nguyễn Thế Mịch

Ông đánh giá như thế nào về tình trạng đổ xô đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo,ầnđơnvịcầmtrịchtrongpháttriểnđiệnmặttrờkqbd qt đặc biệt là đầu tư vào điện mặt trời thời gian qua?

Với mức giá ưu đãi 9,35 Uscents/kWh, nhà đầu tư thuần tuý nhìn thấy khả năng thu hồi vốn đầu tư, do đó tìm mọi cách để có thể xin giấy phép đầu tư ở cả cấp Trung ương lẫn địa phương. Với các dự án điện mặt trời công suất dưới 30 MW, địa phương đã có quyền cấp phép đầu tư. Sau khi xin bằng được giấy phép, nhà đầu tư cố gắng huy động vốn sao cho trong “cuộc đua” đó, họ hoàn thành trước ngày 30/6/2019.

Dự án điện mặt trời từ khi khảo sát đầu tư đến khi lắp đặt có khi chỉ 5-6 tháng hoàn thành. Cả cuộc chạy đua xin giấp phép, huy động vốn diễn ra, cuối cùng dẫn tới tình trạng vài trăm giấy phép được cấp phép. Trong thời gian ngắn, gần 90 nhà máy được hoà lưới. Tình trạng rã lưới hoàn toàn có thể xảy ra. Lẽ ra hạ tầng phải đi trước một bước. Nhà đầu tư như vậy là khá liều lĩnh.

Trong câu chuyện đầu tư điện mặt trời cũng phải nói thêm rằng, bên cạnh việc thấy mối lợi thì chạy theo của các nhà đầu tư, một trong những điểm mấu chốt là sự thiếu điều tiết, thiếu kiên quyết của Chính phủ và bộ, ngành liên quan.

Ví dụ, nếu quy hoạch đã đề ra đến năm 2020 chỉ kỳ vọng có 850 MW điện mặt trời thì khi đưa ra mức giá ưu đãi 9,35 Uscents/kWh cũng chỉ nên phê duyệt số dự án nhiều nhất gấp đôi công suất điện theo quy hoạch. Điều này để phòng trừ trường hợp các dự án không vay được vốn, ách tắc trong triển khai.

Theo ông, việc đổ xô đầu tư vào điện mặt trời có thể gây ra hậu quả khôn lường ra sao?

Khi đầu tư các dự án, vay vốn từ ngân hàng, các nhà đầu tư đều có lộ trình trả lãi vay cũng như trả gốc. Có thể chỉ cần 6 tháng - 1 năm nữa, khi các nhà đầu tư bắt đầu phải trả lãi vay mà tình trạng vẫn khó khăn như hiện nay, mức độ sẽ nghiêm trọng hơn nhiều.

Hậu quả xấu nhất có thể xảy ra là các dự án điện mặt trời lỗ vốn khủng. Dù vay vốn, song bất kỳ dự án điện mặt trời nào đầu tư, nhà đầu tư cũng phải có vốn đối ứng của bản thân. Tiền vay ngân hàng cũng là huy động từ tiền nhàn rỗi của nhân dân.

Nếu tình trạng vỡ “bong bóng” điện mặt trời xảy ra, rất có thể, Nhà nước lại phải bơm tiền vào nâng đỡ, không thể để hiệu ứng “domino” gây ảnh hưởng tới nhiều bên. Mỗi dự án điện mặt trời đầu tư khoảng 1 triệu USD, điện gió khoảng 2 triệu USD. Nhân tổng số đầu tư lên, con số khá lớn. Vỡ bong bóng điện mặt trời có thể làm cho cả nền kinh tế bị ảnh hưởng, phát triển chậm lại.

Thực tế hiện nay, hệ thống truyền tải đã không theo kịp công suất của các nhà máy điện mặt trời hòa lưới, đặc biệt là tại các địa phương phát triển nóng như Bình Thuận, Ninh Thuận. Để giải quyết vấn đề, mở lối cho điện mặt trời, đâu là giải pháp khả thi, thưa ông?

Để giải quyết vấn đề này, EVN cũng như các nhà đầu tư phải lập tức cùng nhau giải quyết vấn đề hạ tầng, xây dựng đường truyền tải. Nhà nước nhanh chóng lên kế hoạch để triển khai như phê duyệt các thiết kế tiền khả thi, khả thi…

Về chi phí, khi triển khai sẽ có tiền bởi lượng điện bán ra được nhiều hơn thì cũng phải có chi phí khấu hao được đường dây. Mức giá 9,35 Uscents/kWh thì phải có 1-2 Uscents rơi vào truyền tải điện.

can don vi cam trich trong phat trien dien mat troi
Đổ xô đầu tư điện mặt trời có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Ảnh: Đức Phong.

Các dự án điện mặt trời đóng điện, hòa lưới sau ngày 30/6/2019 sẽ không còn được hưởng mức giá ưu đãi 9,35 Uscents/kWh theo Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Đến thời điểm hiện tai, với giá điện mặt trời sau ngày 30/6/2019, trong khi Bộ Công Thương nghiêng về phương án 4 vùng giá thì EVN lại nghiêng về phương án 2 vùng giá. Quan điểm của ông như thế nào?

Bộ Công Thương muốn đầu tư phải nằm theo địa chính trị, khắp nơi đều có dự án điện mặt trời nên nghiêng về phương án chia 4 mức giá. EVN thì lại theo quan điểm đơn vị kinh doanh, nghiêng về phương án 2 mức giá, tập trung phát triển điện mặt trời ở những khu vực có lợi thế. Theo tôi, dù quyết định theo phương án nào cũng được, tuy nhiên điểm quan trọng là phải có chính sách tài chính, chế tài đi kèm phù hợp để không ai bị thiệt hại.

Xin ông cho biết, trong tương lai xa hơn, làm sao để có thể phát triển năng lượng tái tạo nói chung, điện mặt trời nói riêng một cách chủ động, vững bền?

Để phát triển bền vững, không rơi vào tình trạng bị động như hiện nay, mọi thứ cần có quy hoạch rõ ràng và làm đúng quy hoạch.

Thực tế, trong câu chuyện xây dựng quy hoạch, những đơn vị chuyên môn như EVN, Viện Năng lượng đều nắm được các thông tin như, quy hoạch bao nhiêu sản lượng điện thì cân bằng năng lực cần có của nền kinh tế, đề xuất xây dựng truyền tải điện ở đâu, như thế nào… EVN sẽ đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, cần có một đơn vị cầm trịch, chịu trách nhiệm như Ban năng lượng của Văn phòng Chính phủ hay Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương).

Xin cảm ơn ông!

Theo EVN, tính đến cuối tháng 6/2019, cả nước có 89 nhà máy điện gió và mặt trời, với tổng công suất đặt 4.543,8 MW, chiếm 8,3% tổng công suất của hệ thống điện quốc gia. Con số này đã vượt xa so với dự kiến của Quy hoạch điện VII điều chỉnh (chỉ 850 MW điện mặt trời vào năm 2020). Trong đó, riêng 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận hiện có 38 nhà máy điện gió, điện mặt trời, với tổng công suất đặt 2.027 MW. Dự kiến, đến tháng 12/2020, công suất điện gió và điện mặt trời ở 2 tỉnh này sẽ tăng lên 4.240 MW.
作者:Nhà cái uy tín
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜