当前位置:首页 > Thể thao

【kết quả club america】Thái Nguyên: Thu ngân sách tăng trưởng nhờ thu hồi nợ thuế hiệu quả

Cục Thuế Thái Nguyên triển khai “Tháng đồng hành cùng người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế” Cục Thuế Thái Nguyên phối hợp quản lý thuế chuyên sâu khai thác tài nguyên khoáng sản Cục Thuế Thái Nguyên đứng thứ 2 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở,áiNguyênThungânsáchtăngtrưởngnhờthuhồinợthuếhiệuquảkết quả club america ngành Cục Thuế Thái Nguyên giải đáp chính sách cho gần 200 doanh nghiệp Cục Thuế Thái Nguyên chú trọng quản lý về thuế phí, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

18/18 chỉ tiêu thu hoàn thành và vượt dự toán

Ông Đỗ Trọng Nghĩa - Cục trưởng Cục Thuế Thái Nguyên cho biết, với tinh thần quyết tâm cao và thực hiện quyết liệt, có hiệu quả nhiều giải pháp theo chỉ đạo của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế, dự kiến kết thúc năm 2024, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 17.350 tỷ đồng, bằng 127% dự toán Bộ Tài chính giao; 18/18 chỉ tiêu thu đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán được giao.

Thái Nguyên: Thu ngân sách tăng trưởng nhờ thu hồi nợ thuế hiệu quả
Nhiều giải pháp thu nợ hiệu quả được triển khai. Ảnh: TL

Có được kết quả trên, một trong những nét nổi bật trong công tác thuế năm 2024 của Cục Thuế Thái Nguyên là việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp thu hồi nợ đọng, đặc biệt là thu nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Ông Đỗ Trọng Nghĩa thông tin, trong những năm gần đây, thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thái Nguyên từ lĩnh vực đất đai tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước (từ 26% đến 30%); nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị được triển khai thực hiện có số nộp NSNN từ hàng trăm tỷ đồng đến hàng nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, lĩnh vực bất động sản những năm qua cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, nhiều dự án bị chậm tiến độ, nguồn vốn cho vay đối với lĩnh vực này bị hạn chế, thanh khoản chậm, lượng nhà đất giao dịch giảm sâu..., dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, số nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo đó gia tăng, có thời điểm tổng số nợ tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh chiếm trên 40% số nợ, tương đương gần 800 tỷ đồng.

Từ tình hình nêu trên, với mục tiêu hoàn thành chỉ tiêu thu nợ, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2024 thì việc đề ra giải pháp tăng cường thu hồi nợ thuế trọng tâm là thu nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là nhiệm vụ mà toàn ngành thuế Thái Nguyên đặc biệt quan tâm.

Thái Nguyên: Thu ngân sách tăng trưởng nhờ thu hồi nợ thuế hiệu quả
Cơ cấu nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chiếm 42% trong tổng nợ thuế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: TN

Theo đó, Cục Thuế Thái Nguyên đã thực hiện đồng bộ các giải pháp: Một là, tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ thuế và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tại các huyện, thành phố, các Tổ triển khai đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế và nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cũng được thành lập.

Căn cứ chương trình công tác của Ban chỉ đạo, cục thuế chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành là thành viên Ban chỉ đạo chủ động trong tham mưu, phối hợp, trao đổi thông tin, thực hiện tốt công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố cũng đã trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn để đôn đốc nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Hai là, kịp thời báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc trong việc đôn đốc thu nợ tiền sử dụng đất trên địa bàn, từ đó nhận được sự ủng hộ, vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh; những khó khăn, vướng mắc được lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên trực tiếp chủ trì làm việc với các sở, ngành, địa phương và chủ dự án để giải quyết kịp thời vướng mắc cho nhà đầu tư.

Ba là, thực hiện tốt các biện pháp đôn đốc cưỡng chế nợ thuế, đặc biệt là các biện pháp tạm ngừng sử dụng hóa đơn, tạm hoãn xuất cảnh, áp dụng linh hoạt các biện pháp cưỡng chế đối với từng trường hợp cụ thể.

Nợ thuế giảm dưới mức chỉ tiêu được giao

Để nâng cao ý thức tuân thủ đối với người nộp thuế, Cục Thuế Thái Nguyên đã lựa chọn các doanh nghiệp có dự án còn nợ tiền sử dụng đất lớn, có vướng mắc để tổ chức hội nghị đối thoại, phổ biến chính sách.

Theo đó, trong năm 2024, Cục Thuế Thái Nguyên đã tổ chức nhiều hội nghị, mời đích danh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tham dự, thông báo sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế nếu doanh nghiệp không nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.

Tại hội nghị, Cục Thuế Thái Nguyên cũng đã giải đáp các vướng mắc liên quan đến chính sách về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho doanh nghiệp, được các doanh nghiệp tham dự đánh giá cao.

Thái Nguyên: Thu ngân sách tăng trưởng nhờ thu hồi nợ thuế hiệu quả
Tình hình nợ tiền sử dụng đất có chiều hướng giảm. Ảnh: TN

Với những giải pháp đã triển khai, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trong năm 2024 của Cục Thuế Thái Nguyên đã đạt được những kết quả rất tích cực. Cụ thể: Dự kiến đến 31/12/2024, toàn ngành thu được trên 800 tỷ đồng tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12/2023 chuyển sang, trong đó thu nợ từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là 500 tỷ đồng (tương ứng 80%).

Dự kiến tổng nợ tại thời điểm 31/12/2024 là 1.400 tỷ đồng. Trong đó nợ thuế, phí là 338 tỷ đồng, tương ứng 2% tổng thu ngân sách nhà nước (thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao là không vượt quá 5%); tỷ lệ nợ có khả năng thu trên tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt dưới 5% (thấp hơn so với chỉ tiêu do Tổng cục Thuế giao).

Lãnh đạo Cục Thuế Thái Nguyên cho biết, trong thời gian tới, cục thuế sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp hiệu quả đã và đang áp dụng trong công tác quản lý nợ thuế.

Để công tác quản lý nợ mang lại hiệu quả cao nhất, Cục Thuế Thái Nguyên đề xuất tháo gỡ đối với các khoản nợ vướng mắc liên quan đến tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Theo Cục Thuế Thái Nguyên, các khoản nợ này đã tồn tại nhiều năm qua, ảnh hưởng đến chỉ tiêu thu nợ.

Đặc biệt, số nợ này phát sinh từ các mỏ khoáng sản chưa khai thác, khoáng sản còn nguyên vẹn, đã đóng cửa mỏ, hoặc từ các mỏ vướng mắc về trữ lượng khai thác (trữ lượng được phép khai thác chỉ chiếm từ 5 đến 35% trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản), doanh nghiệp không có khả năng nộp dẫn đến nợ đọng kéo dài./.

分享到: