【nhan dinh nha cai】2017: năm xây dựng nền tảng...
Bên cạnh việc phải cạnh tranh với hàng từ bên ngoài đổ vào,ămxâydựngnềntảnhan dinh nha cai doanh nghiệp trong nước cũng đang nỗ lực bước ra khu vực. Có nhiều kế hoạch, kỳ vọng được đặt ra cho năm sau, 2017.
Những trường hợp hiếm hoi...
Đầu tháng 11 vừa qua, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã thông qua nghị quyết phê duyệt thành lập văn phòng đại diện tại Thái Lan. Các thủ tục cho việc này đang được xúc tiến. Trước đó, vào cuối tháng 5, Vinamilk đã khánh thành Nhà máy Sữa Angkor tại Campuchia. Đây là công trình liên doanh giữa Vinamilk và đối tác chiến lược là nhà phân phối BPC, trong đó Vinamik nắm giữ 51% cổ phần. Nhà máy này sản xuất sữa nước, sữa chua và sữa đặc thương hiệu Angkormilk nhằm đáp ứng nhu cầu tại thị trường Campuchia, một thị trường đã được Vinamilk tìm hiểu từ cách nay hơn 10 năm.
Vinamilk cũng vừa được Bộ Công Thương cấp phép tự chứng nhận hàng hóa trong ASEAN (doanh nghiệp tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu trên hóa đơn thương mại thay cho chứng nhận xuất xứ - C/O mẫu D). Đây được coi là “bàn đạp” giúp Vinamilk đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong khu vực Đông Nam Á...
Một doanh nghiệp khác là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex), một công ty con của tập đoàn Thành Thành Công. Sau gần một năm được chính thức giới thiệu, sản phẩm nước dừa đóng hộp Cocoxim của công ty này đã có mặt trên quầy kệ một số cửa hàng tiện ích ở Singapore. Để có được điều này, Betrimex đã phải đầu tư rất lớn, thực hiện tiếp thị, quảng bá thương hiệu một cách bài bản, từ nghiên cứu, khảo sát thị trường đến tổ chức dùng thử sản phẩm, quảng cáo - khuyến mãi, xây dựng hình ảnh...
Vinamilk hay Betrimex là hai trong số những doanh nghiệp Việt Nam có những bước đi rõ rệt ở thị trường ASEAN trong năm 2016 khi AEC chính thức vận hành. Điều đặc biệt là các sản phẩm dự kiến hoặc đã có mặt trên thị trường các nước ASEAN đều có thương hiệu riêng, không phải ở dạng hàng xá, hàng mang nhãn hiệu của doanh nghiệp nhập khẩu. Ngoài Vinamilk, Betrimex, một số thương hiệu khác cũng đã đưa được hàng và phát triển kênh phân phối ở các nước Đông Nam Á như Thiên Long (văn phòng phẩm), Bích Chi (sản phẩm chế biến từ gạo), ABC (các loại bánh)...
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, so với những bước đi “dũng mãnh” của các doanh nghiệp Thái Lan, Malaysia... ở nhiều lĩnh vực, các nhà sản xuất Việt Nam vẫn... khá chậm rãi. Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp, họ phải tự thân vận động và không có được sự hỗ trợ mạnh mẽ, bài bản từ phía Chính phủ như các doanh nghiệp Thái Lan, Malaysia... Ngay như mảng thông tin thị trường, doanh nghiệp cũng phải góp nhặt từ nhiều nguồn khác nhau khiến thời gian kéo dài, bị chậm tiến độ gia nhập thị trường... Bên cạnh đó, họ còn phải dành nhiều tâm sức vào công cuộc cạnh tranh ở tại thị trường trong nước (cả với hàng hóa trong nước lẫn hàng nhập khẩu) mà ở đó, xuất hiện nhiều “chiêu thức” cạnh tranh không lành mạnh. Chưa hết, còn có biết bao lo toan để ứng phó với các biến động về vùng nguyên liệu, giá lao động...
Và vẫn có khá nhiều doanh nghiệp để ngỏ thị trường ASEAN, vì nhiều lý do. Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thiết bị nhà bếp Vina (chủ sở hữu thương hiệu bếp gas Namilux), cho biết hàng của công ty đã có mặt gần như đầy đủ ở các nước Đông Nam Á, từ Thái Lan đến Myanmar, Campuchia; doanh thu khá lớn. Tuy nhiên, tất cả lại dưới thương hiệu của các nhà sản xuất Nhật Bản hay Hàn Quốc, những đơn vị thuê Vina gia công trọn bộ sản phẩm. Việc đứng tên Namilux để bước ra thế giới, lâu nay Vina đã làm được ở một số thị trường như Dubai (Các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất), Nga, nhưng ở Đông Nam Á thì chưa thể! “Nói đến hàng cơ khí mà sản xuất tại Việt Nam là họ không tin tưởng. Chính các đơn vị gia công hàng tại nhà máy của chúng tôi khi bán hàng ở Myanmar cũng phải quảng cáo là hàng sản xuất tại Hàn Quốc, dù chứng từ Việt Nam”, ông Dũng nói về rào cản đưa hàng ra nước ngoài với ngành hàng cơ khí.
Bà Lê Thị Thanh Lâm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sài Gòn Food, chia sẻ rằng tuy vẫn biết thị trường AEC có rất nhiều triển vọng, nhưng trong năm vừa qua, 80% hàng hóa của Sài Gòn Food vẫn xuất khẩu cho những thị trường truyền thống như Nhật Bản vì tính ổn định cao. Nguyên nhân là do công suất nhà máy hiện tại còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các thị trường hiện có.
Kế hoạch lớn cho năm 2017
Trao đổi với TBKTSG, nguồn tin từ Vinamilk cho biết việc thành lập văn phòng đại diện tại Thái Lan là bước chuẩn bị để Vinamilk chính thức tham gia thị trường này trong thời gian tới. Theo đó, sẽ có các sản phẩm sản xuất từ Việt Nam bày bán tại Thái Lan với nhãn tiếng Thái. Lô hàng đầu tiên dự kiến sẽ xuất đi vào đầu năm sau. Trong thời gian qua, Vinamilk đã thăm dò thị trường với các sản phẩm sữa chua ăn được nghiên cứu khẩu vị, bao bì, hình ảnh phù hợp với người tiêu dùng bản địa. Doanh nghiệp này cũng có động thái tương tự ở Philippines với dòng sản phẩm sữa đặc và sữa chua uống. Trong năm 2017, thị trường Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung là trọng tâm khai thác của Vinamilk.
Về phần Betrimex, ông Nguyễn Minh Hoàng, Phó tổng giám đốc, chia sẻ việc đưa hàng vào Singapore (một thị trường trung tâm) là bước đi đầu tiên của Betrimex ở thị trường Đông Nam Á. Với những thị trường mà mặt hàng nước dừa đóng hộp đã rất phổ biến với nhiều tên tuổi lớn của Indonesia, Thái Lan hay Philippines, Betrimex đang xây dựng kế hoạch thâm nhập trong thời gian tới, cố gắng vào tháng 4-2017 sẽ đưa sản phẩm mới thương hiệu Cocoxim vào Thái Lan. Doanh nghiệp này cũng kỳ vọng doanh thu năm 2017 sẽ gấp đôi năm 2016 (năm đầu tiên gia nhập thị trường) và có thêm nhiều sản phẩm mới như dầu dừa, sữa dừa, nước dừa hương vị mới và cả sản phẩm dừa hữu cơ tung ra thị trường trong và ngoài nước.
Bà Lê Thị Thanh Lâm cho biết nhà máy mới với tổng diện tích 10.000 mét vuông của Sài Gòn Food dự kiến sẽ chính thức hoạt động vào tháng 4-2017. Thời điểm này tuy có chậm hơn gần một năm so với kế hoạch nhưng lại có thể khai thác hết 100% công suất thiết kế (dựa vào tình hình thị trường, đơn hàng), cao hơn mục tiêu đề ra. Nhà máy mới sẽ giúp Sài Gòn Food đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn.
Bù lại cho phần hạn chế về xuất khẩu của hàng thương hiệu Namilux, Vina lại mạnh ở thị trường nội địa. Theo ông Nguyễn Minh Dũng, sản phẩm bếp gas Namilux, nhất là phân khúc bếp du lịch ít chịu áp lực cạnh tranh từ hàng ngoại nhập dù trước đó đã có nhiều thương hiệu gia nhập thị trường. Người tiêu dùng Việt Nam rất quan tâm về giá, tức đòi hỏi chất lượng sản phẩm tốt nhưng giá phải hợp lý. Năm 2017, Vina sẽ tập trung đẩy mạnh hơn nữa thị trường nội địa, bên cạnh việc tiếp tục khai thác tốt mảng gia công xuất khẩu (vốn tăng mạnh và đem lại lợi nhuận lớn trong năm 2016) để tỷ lệ giữa hai mảng tương đương nhau. Ông Dũng đặt chỉ tiêu mảng thị trường nội địa tăng ít nhất 5% để đóng góp vào mức tăng chung 15% của cả năm (cao hơn mức đạt được 2016). Việc cần làm là cho ra đời một số sản phẩm mới (ví dụ như đèn khò) trên cơ sở cập nhật xu hướng và công nghệ của thế giới vào sản xuất hàng trong nước. Bên cạnh đó, Vina cũng sẽ tiếp tục đầu tư nhằm phát triển hệ thống đại lý cấp hai để có thể hướng dẫn, chia sẻ với người tiêu dùng về tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, cách sử dụng bếp an toàn cũng như bảo đảm quyền lợi sau bán hàng... Quan điểm của ông Dũng là phải nắm vững thị trường nội địa gần 100 triệu dân bằng sự am hiểu người tiêu dùng.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Sông Sài Gòn bị sạt lở
- Chú ý phòng trừ rầy nâu trên lúa Đông xuân
- Thị xã Long Mỹ: Nuôi thủy sản đạt 104% kế hoạch năm
- Thị xã Long Mỹ: Giai đoạn 2021
- Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- Xuống giống hơn 5.300ha lúa Đông xuân
- Nhịp sống nông nghiệp
- Nuôi cá trê vàng lãi gần 15.000 đồng/kg
- Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- Toàn tỉnh có 40 doanh nghiệp xuất, nhập khẩu
- Gia cố công trình thủy lợi
- Hiệu quả mô hình kinh tế tập thể
- Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- Nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu
- Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- Huyện Châu Thành A: Làng hoa Xáng Mới vào vụ thuận lợi
- Khá lên nhờ nuôi gà sao
- Kiểm tra xây dựng xã nông thôn mới ở huyện Châu Thành
- Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- Trồng dưa lê lợi nhuận khoảng 15 triệu đồng/công