【số liệu thống kê về câu lạc bộ krylia sovetov samara gặp cska moskva】"Ông lớn" chăn nuôi cũng sử dụng chất cấm

时间:2025-01-11 21:46:26来源:Empire777 作者:Cúp C2

quotong lonquot chan nuoi cung su dung chat cam

Lợi nhuận cao đã khiến người chăn nuôi không ngần ngại sử dụng chất cấm. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tràn lan

Thông tin tại buổi họp báo thường kỳ tháng 8 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) diễn ra ngày 31-8,Ônglớnampquotchănnuôicũngsửdụngchấtcấsố liệu thống kê về câu lạc bộ krylia sovetov samara gặp cska moskva ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra, Bộ NN&PTNT cho biết: Mới đây, để nắm tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã thành lập Đoàn công tác đặc biệt vào các đơn vị phía Nam để kiểm tra và làm việc với các cơ sở chăn nuôi cũng như cơ quan quản lý lĩnh vực này.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y TP. HCM, nửa đầu năm nay cơ quan này đã kiểm tra 227 mẫu nước tiểu lợn của 51 lô, phát hiện 31 mẫu dương tính với hàm lượng cao (80-1.300ppb) chất cấm còn tồn dư, lập biên bản xử lý với 7 thương lái có lợn kiểm tra dương tính với chất Sbutamol. Trong 7 lô lợn phát hiện dương tính chất Sbutamol có 4 trường hợp có nguồn gốc từ Đồng Nai, 2 trường hợp từ Tiền Giang, 1 trường hợp tại Long An.

Tại Đồng Nai, ông Hoàng Minh Đạo, Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: Chi cục đã kiểm tra 44 trang trại trong gần 2.000 trang trại trên địa bàn, phát hiện 14 trang trại có lợn ở các huyện Vĩnh Cử, Trảng Bom, Biên Hòa dương tính với chất Sbutamol.

“Chất tạo nạc” chính là tên gọi nôm na dành cho nhóm chất hóa học có đặc tính khiến vật nuôi tăng lượng nạc, giảm lượng mỡ. Các chất này nằm trong nhóm chất có tên hoa học là beta2-agonist gồm 30 chất, có tính năng cơ bản là làm giảm cơ trơn phổi, phế quản, điều trị co thắt phế quản, hen suyễn (với liều lượng nhỏ hơn 60mcg mỗi ngày). Trong cơ thể vật nuôi, tồn dư của Sabutanmol được bài tiết qua nước tiểu nhưng chúng vẫn bị tích lũy lâu trong gan, thận, mỡ, võng mạc và không bị phân hủy khi nấu chín ở nhiệt độ cao. Cũng chính vì thế mà các trường hợp ngộ độc được báo cáo thường do ăn nội tạng động vật và đây là một trong những tác nhân gây ung thư.

Tương tự, Thanh tra liên ngành phối hợp với Công an Tiền Giang kiểm tra 38 mẫu, phát hiện có 25 mẫu dương tính với chất Sbutamol.

Theo ông Dũng, điều đáng nói là nhiều công ty dù đã ký cam kết không sử dụng chất cấm nhưng qua kiểm tra vẫn phát hiện các mẫu dương tính.

Đơn cử như Công ty Anco (Đồng Nai) đã tiến hành mua lại heo đã xuất chuồng đem về vỗ béo rồi sử dụng chất cấm trong quá trình vỗ béo đó. Ngay cả với “ông lớn” trong ngành chăn nuôi như Công ty CP, qua kiểm tra cũng phát hiện 2 trang trại có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

“Qua làm việc với Công ty CP được biết, doanh nghiệp đã ký hợp đồng với các trang trại là không được sử dụng chất cấm nhưng do quản lý và giám sát không chặt chẽ nên các trang trại vẫn sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi. Thời gian tới, doanh nghiệp này cam kết sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề này”, ông Dũng nói.

Lợi nhuận làm mờ mắt

Ông Dũng cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn đang bùng phát mạnh trong thời gian gần đây chính là lợi nhuận.

Những trang trại nhỏ lẻ (nuôi từ 100 đến 200 con lợn) nhập chất lượng con giống kém, đưa chất cấm vào sử dụng trong quá trình chăn nuôi để tăng trọng nhằm thu lợi nhuận bất chính.

Ngoài ra, một số cá nhân, thương lái thuê lại các trang trại chăn nuôi rồi tiến hành thu mua lợn đã xuất chuồng của các công ty để sử dụng chất cấm nuôi thúc vỗ béo. Lợn sau khi được nuôi nhốt và sử dụng chất cấm trong thời gian từ 10 đến 30 ngày sẽ đạt trọng lượng từ 20 đến 30kg.

“Trừ đi chi phí, mỗi đầu lợn sẽ tăng lợi nhuận từ 0,5 đến 1 triệu đồng. Các cá nhân, thương lái sử dụng biện pháp quay vòng phiếu tiêm phòng, hợp lý hóa thủ tục để tiến hành xin giấy kiểm tra dịch của cơ quan Thú y”, ông Dũng nói.

Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) khẳng định: Hiện nay, giá lợn hơi ở mức khá cao, khoảng 45.000-47.000 đồng/kg, thậm chí 50.000 đồng/kg nên người dân ham. Bên cạnh đó, thương lái cũng muốn ép người chăn nuôi nhỏ lẻ sử dụng chất cấm để tăng tỷ lệ thịt nạc.

Theo ông Dương, để giảm việc sử dụng chất cấm cũng như chất kháng sinh trong chăn nuôi cần phải có sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành liên quan. Trong đó, quan trọng là các cơ quan chức năng cần tăng cường áp lực kiểm tra, gia tăng tần suất, nhất là các cơ quan địa phương.

Đồng thời, phải tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu về tác hại của việc sử dụng chất cấm, tích cực tham gia đấu tranh tố giác cơ sở sử dụng chất cấm. Người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm có chứa chất cấm.

“Cục Chăn nuôi cũng đang tính toán việc đơn giản hóa quy trình kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi. Trước đây sử dụng hai hình thức chính là thử định tính và lấy mẫu phân tích xét nghiệm, giờ đang nghiên cứu biện pháp dùng que thử nước tiểu. Hình thức này đơn giản, dễ triển khai ngay cả ở vùng sâu vùng xa”, ông Dương nói.

相关内容
推荐内容