Chi cục Hải quan cửa khẩu Buprăng là một trong những điểm đến của chúng tôi. Trước khi đến Chi cục Hải quan cửa khẩu Buprăng,ăngchiềucuốinăkèo 2.5/3 là gì chúng tôi ghé cửa khẩu Đắk Peur- nơi có Đội Nghiệp vụ hoạt động xa nhất của Chi cục.
Chúng tôi đến cửa khẩu Đắk Peur một ngày cuối năm đầy nắng và gió. Ngước nhìn lên, chúng tôi bắt gặp lá cờ Tổ quốc tung bay trước gió. Đã bao lần đi cửa khẩu, đã bao lần nhìn thấy cờ Tổ quốc tung bay nhưng lần nào thấy lá cờ đỏ sao vàng giữa biên cương cũng khiến chúng tôi bồi hồi. Mấy anh em lại kéo nhau ra trạm gác cửa khẩu Đắk Peur. Một trạm gác dã chiến để anh em Hải quan, Biên phòng che mưa nắng, một barie đơn giản để làm thủ tục. Không trạm kiểm soát liên hợp với hệ thống xuất -nhập, không có trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại, cửa khẩu Đắk Peur lặng lẽ đứng ở biên cương đầy gió. Ở đó, có lực lượng Hải quan, Biên phòng lặng lẽ ngày đêm làm nhiệm vụ. Những cái bắt tay thật chặt, những cái vỗ vai thân tình, anh em đùa nhau lâu rồi cửa khẩu mới lại có khách đến thăm.
Con đường đất đỏ nối từ cửa khẩu Đắk Peur sang Campuchia trở nên lầy lội hơn do những cơn mưa trái mùa. Chiếc cầu biên giới bắc qua dòng suối nằm êm đềm giữa hai bờ cỏ dại. Vừa đi, anh Đoàn Hoài Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Buprăng, phụ trách Đội Nghiệp vụ cửa khẩu Đắk Peur vừa chia sẻ: Năm 2016, đội nghiệp vụ cửa khẩu Đắk Peur đã khắc phục nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Mặc dù đây là cửa khẩu chính nhưng điều kiện kinh tế- xã hội tại khu vực cửa khẩu còn nhiều hạn chế, hoạt động giao thương giữa hai bên cũng không được nhiều. Hầu hết cán bộ công chức ở Đội đều xa nhà, xa gia đình, sống giữa bốn bề rừng núi đôi lúc cũng tâm tư nhưng đã xác định phải hoàn thành nhiệm vụ ở bất cứ nơi đâu, bất cứ việc gì nên tập thể đội luôn đoàn kết, gắn bó với nhau. Năm 2016, Đội Nghiệp vụ Hải quan cửa khẩu Đắk Peur đã làm thủ tục cho một lượng hàng hóa trị giá gần 1 triệu USD, thu ngân sách trên 530 triệu đồng. Một con số rất khiêm tốn nhưng khi đến cửa khẩu Đắk Peur mới thấy hết được những nỗ lực của cán bộ, công chức nơi đây. Hiện nay, hoạt động XNK tại cửa khẩu rất vắng vẻ do hoạt động NK gỗ từ Campuchia về gần như không còn nên để có được nguồn thu, số liệu kim ngạch như trên là quả một quá trình cố gắng trong năm qua của đơn vị.
Anh em lại dẫn chúng tôi tham quan một vòng trụ sở Đội. Đó là nơi làm việc khang trang, nơi ăn, chốn ở vừa được lãnh đạo Cục Hải quan Đắk Lắk quan tâm cho đầu tư, sửa chữa lại. Đặc biệt nhất vào dịp cuối năm này, Tổng cục Hải quan đã đầu tư khoảng gần 3 tỷ đồng, kéo điện lưới quốc gia về với cửa khẩu Đắk Peur. Đây cũng là cửa khẩu chính cuối cùng của cả nước có bố trí lực lượng Hải quan được cấp điện. Gần 10 năm kể từ năm 2007, cửa khẩu phụ Đắk Peur được nâng cấp lên thành cửa khẩu chính nhưng từ đó đến nay, cửa khẩu Đắk Peur vẫn sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời và máy phát điện và chủ yếu sử dụng vào ban ngày nên gặp không ít khó khăn. Giờ thì vui rồi, mà không chỉ anh em Hải quan cũng vui mà các doanh nghiệp cũng vui vì thủ tục hải quan ở Đội Nghiệp vụ Hải quan cửa khẩu Đắk Peur đã chính thức hòa vào Hệ thống thông quan tự động (VNACCS) toàn ngành, doanh nghiệp không phải lên tận trụ sở Chi cục cách xa hàng chục km để mở tờ khai hoặc chỉ để điều chỉnh tờ khai như trước kia- một cán bộ Hải quan chia sẻ thêm.
Chúng tôi tạm biệt cửa khẩu Đắk Peur khi mặt trời đã ngả về phía Tây. Vượt gần 70 km, chúng tôi đến Chi cục Hải quan cửa khẩu Buprăng trong cái lạnh cuối năm của vùng rừng núi. Anh em Chi cục lại có dịp quây quần cùng cánh phóng viên “báo nhà” chia sẻ việc riêng, việc chung.
Năm 2016 là một năm khó khăn của Chi cục khi nguồn hàng hóa NK gần như giảm sút mạnh, cửa khẩu phụ tại lối mở 751 trên địa bàn tỉnh Đắc Nông đã tạm ngừng hoạt động từ cuối năm 2015 nên kim ngạch tại Chi cục giảm hơn 70% so với năm 2015, tác động không nhỏ đến nguồn thu ngân sách. Để có nguồn thu đóng góp cho ngân sách, ngoài việc luôn cải cách thủ tục hành chính theo chủ trương của Ngành, Chi cục xác định cần phải hỗ trợ doanh nghiệp xuyên suốt, kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh và chống thất thu thuế, chống nợ đọng. Kết quả năm 2016, Chi cục đã thu nộp ngân sách hơn 10 tỷ đồng, một con số tưởng chừng gần như không thể đạt được do nguồn hàng NK giảm bất ngờ từ giữa năm.
Biên phòng và Hải quan cửa khẩu Đắk Peur đi thực địa khu vực biên giới |
Tạm gác chuyện nghề, chúng tôi kéo nhau ra thăm mô hình VAC của Chi cục- anh em hay đùa với nhau như thế. Những luống rau xanh mướt, ao thả cá dù còn nhỏ bé, đàn gà, chú heo quanh quẩn quanh vườn gợi nhớ về một góc vườn nhà yên bình, ấm áp. Do Chi cục cách xa khu dân cư nên anh em phải thường xuyên chăn nuôi, trồng trọt để đảm bảo nguồn thực phẩm luôn có, nhất là những khi trời mưa bão. Ở Chi cục Hải quan cửa khẩu Buprăng còn có một góc đặc biệt. Đó là một góc rừng trồng đầy hoa sim tím. Loài hoa tím đơn sơ, mộc mạc đã đi vào biết bao bài hát, lời thơ nhưng có dịp ngắm nhìn những hoa sim tím trong chiều biên giới cuối năm mới thấy được ý nghĩa của loài hoa này. Ai đó khẽ hát “Nếu em lên biên giới, em sẽ gặp bạt ngàn hoa. Hoa sim, giữa đồi nắng gió, tím như ai chờ mong…”.
Anh Trương Cao Thạch, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Buprăng, người vừa nhận nhiệm vụ ở biên giới cho biết thêm, Tết năm nay chắc sẽ lạnh hơn vì xa gia đình, xa thành phố nhưng vì nhiệm vụ, anh em phải chia quân, thay nhau về ăn Tết. Số anh em còn lại để đảm bảo hoạt động bình thường tại cửa khẩu, làm thủ tục cho bà con hai bên qua lại chúc Tết, cùng các lực lượng đóng quân tại cửa khẩu đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong những ngày Tết. Anh Đỗ Việt Toàn, Chi cục trưởng cho biết: “Mặc dù đón Tết xa nhà nhưng năm nào Chi cục cũng được đón lãnh đạo Cục Hải quan Đắk Lắk, anh chị em đồng nghiệp và các cơ quan đến chúc Tết nên cũng ấm lòng, vơi bớt phần nào nỗi nhớ nhà”.
Và trong chiều muộn, phóng viên Báo Hải quan lại được quây quần cùng anh em chi cục trong bữa cơm ấm áp. Tiếng ghi ta bập bùng và giọng ca lại vang lên “Sắc lá vẫn xanh, cánh tím nhớ mong, hoa sim ơi màu sắc quê hương, ơi màu tím yêu thương...”.