您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【kq bong da ngoai hang anh】Nâng cấp hạ tầng để phát huy công năng Cảng cá Rạch Gốc 正文

【kq bong da ngoai hang anh】Nâng cấp hạ tầng để phát huy công năng Cảng cá Rạch Gốc

时间:2025-01-11 14:15:27 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

(CMO) Sở NN&PTNT vừa có báo cáo và kiến nghị UBND tỉnh sớm đầu tư đường đấu nối từ Cảng cá Rạch kq bong da ngoai hang anh

Báo Cà Mau(CMO) Sở NN&PTNT vừa có báo cáo và kiến nghị UBND tỉnh sớm đầu tư đường đấu nối từ Cảng cá Rạch Gốc đến Quốc lộ 1A (đường Hồ Chí Minh) để đảm bảo hàng hoá lưu thông và phát huy hiệu quả của Cảng cá Rạch Gốc trong thời gian tới.

Chưa đồng bộ về hạ tầng

Cảng cá Rạch Gốc là cảng cá loại II, với diện tích trên 25.000 m2, được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng và đi vào hoạt động từ đầu tháng 4/2016. Quanh khu vực cảng khoảng 4.000 m còn được bố trí trên 180 trụ đủ đáp ứng cho khoảng 1.000 phương tiện neo đậu. Theo thiết kế, cảng có khả năng tiếp nhận loại tàu có công suất từ 40 CV đến 400 CV.

Tuy nhiên, thực tế nhiều năm qua, hàng hoá ghe tàu ít khi cập cảng bốc dỡ. Năng lực xếp dỡ hàng hoá của cảng theo thiết kế 18.250 tấn/năm, nhưng theo thống kê từ năm 2015 đến tháng 2/2022, chưa năm nào cảng xếp dỡ hàng hoá vượt qua 3.800 tấn/năm. Thời điểm ghi nhận ghe tàu cập cảng đông nhất vào năm 2020 nhưng cũng chưa đến 500 lượt. Nếu chia trung bình các tháng trong năm thì chỉ có 41 lượt ghe, tàu cập Cảng cá Rạch Gốc mỗi tháng.

Trong khi đó, trạm xếp dỡ hàng hoá thủy hải sản của tư nhân cách Cảng cá Rạch Gốc khoảng 2 km thì ghi nhận ghe, tàu vào trạm năm 2020 đạt khoảng 6.000 tấn. Tính trung bình mỗi năm, trạm xếp dỡ tư nhân này xếp dỡ hàng hoá đạt 4.500 tấn.

Cảng cá Rạch Gốc cần được nâng cấp hạ tầng để huy hiệu quả công năng.

Ông Huỳnh Thanh Đảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Mấy năm qua, Cảng cá Rạch Gốc chỉ để xếp dỡ hàng hoá nhỏ lẻ của các chủ vựa thu mua bằng phương tiện xe tải nhỏ. Còn xe trọng tải lớn trên 8 tấn, thu mua lượng hàng hoá lớn thì tập trung ở một trạm xếp dỡ hàng hoá khác của tư nhân cách đó khoảng 2 km”.

Thông tin phóng viên thu thập được, hiện Cảng cá Rạch Gốc chỉ còn phát huy việc đảm bảo các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký vươn khơi, chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản,… khi tàu thuyền vào cửa biển. Ví như, tàu khai thác biển khi vào cửa biển Rạch Gốc thì chạy thẳng vào Cảng cá Rạch Gốc để xác thực các vấn đề liên quan thủ tục hành chính, sau đó quay đầu ngược trở lại phía trạm xếp dỡ hàng hoá của tư nhân cách đó khoảng 2 km để bốc dỡ hàng hoá bán cho thương lái.

Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Với lợi thế đường bờ biển dài gần 100 km, ngư trường đánh bắt rộng, lượng ghe, tàu khai thác biển ở các tỉnh tham gia khai thác khu vực vùng biển huyện và vào cửa biển Rạch Gốc tránh trú, neo đậu, mua bán hàng hoá rất lớn. Nhưng thời gian gần đây, khi ghe tàu vào cửa biển Rạch Gốc thì gặp nhiều khó khăn, nhất là cửa biển bị bồi lắng và hạn chế việc chưa đồng bộ về hạ tầng. Hiện từ Cảng cá Rạch Gốc liên thông ra Quốc lộ 1A là đoạn đường chiều dài khoảng 3 km, trên tuyến có 2 cây cầu tải trọng 8 tấn. Do đó, xe tải vận chuyển hàng hoá từ 15-20 tấn sẽ không thể lưu thông hàng hoá từ Cảng cá Rạch Gốc đi được”.

“Các tàu muốn bán hàng thuỷ sản thì phải truy suất nguồn gốc. Muốn được duyệt truy suất, phải qua Cảng cá Rạch Gốc; khi mua bán, xếp dỡ hàng thì ở một nơi khác. Điểm nghẽn này cũng làm các nhà đầu tư e ngại khi quyết định đầu tư các dự án quy mô ở cửa Rạch Gốc. Bởi khi họ đầu tư thì hàng hoá phải qua nhiều đoạn trung chuyển”, ông Lạc phân tích thêm.

Cảng hiện chỉ phục vụ nhu cầu hành chính và xếp dỡ hàng hóa quy mô nhỏ, lẻ. Ảnh: Trần Chính

Để cảng phát huy công năng

Được biết, từ năm 2020, UBND tỉnh Cà Mau có quyết định mở rộng Cảng cá Rạch Gốc và đề xuất phát triển thành cảng cá loại 1. Việc này phù hợp với quy hoạch tại Quyết định 1976/QĐ-TTg, ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Mặt khác, theo định hướng phát triển kinh tế biển của tỉnh Cà Mau thì Cảng cá Rạch Gốc sẽ được đầu tư phát triển thành Trung tâm dịch vụ nghề cá của vùng.

“Song, để tháo “nghẽn” cho Cảng cá Rạch Gốc hiện nay thì điều tiên quyết là nâng cấp tuyến đường đấu nối từ cảng đến Quốc lộ 1A”, ông Lạc nhấn mạnh. Niềm trăn trở, đề xuất rất hợp lý này của Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển được Sở NN&PTNT ghi nhận và đề xuất với UBND tỉnh tại Báo cáo số 297/BC-SNN, ngày 7/3/2022.

Cũng theo Báo cáo số 297/BC-SNN, hạ tầng (đường lộ, cầu) kết nối giữa cảng và Quốc lộ 1A chưa đồng bộ, việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá gặp nhiều hạn chế, chi phí tăng cao; khu nước trước bến bị bồi lắng nên tàu có chiều dài từ 15 m trở lên/trên 400CV cập cảng xếp dỡ thuỷ sản gặp khó; năng lực xếp dỡ còn hạn chế, xếp dỡ còn thủ công,…

Báo cáo cũng nêu rõ: việc nâng cấp Cảng cá Rạch Gốc và đầu tư tuyến lộ, 2 cầu từ cảng đồng bộ kết nối với Quốc lộ 1A là phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Hiển. Công trình sẽ góp phần lớn vào xây dựng thị trấn Rạch Gốc đạt chuẩn văn minh đô thị.

Cảng cá Rạch Gốc dự kiến sẽ được nâng cấp nhiều hạng mục nhằm phát huy hiệu quả công năng của cảng.

Dự kiến thời gian tới, Cảng cá Rạch Gốc sẽ được nâng cấp các hạng mục: mở rộng chiều dài cầu tàu; hệ thống trụ neo tàu; nâng công suất cảng từ 18.250 tấn/năm lên 40.000 tấn/năm; năng lực bốc dỡ hàng hoá cũng được nâng cấp,… với tổng kinh phí các hạng mục này khoảng 62,67 tỷ đồng.

Kinh tế biển phát triển không thể thiếu đồng bộ về dịch vụ hậu cần. Do vậy, trong công tác quy hoạch, nghiên cứu định hướng phát triển rất cần sự cụ thể và đánh giá đúng các tiềm năng, lợi thế nhằm phát huy công năng các công trình đã được đầu tư./.

 

Phong Phú