【nam định vs slna】VAMC bán nợ xấu: Ai sẽ là người bỏ tiền ra mua?
Đây là ý kiến của chuyên gia tài chính Phạm Nam Kim trong cuộc trao đổi với PV TBTCVN về việc VAMC xúc tiến bán nợ xấu cho đối tác nước ngoài.
* Hiện nay sau khi mua hơn 50.000 tỷ đồng nợ xấu,ánnợxấuAisẽlàngườibỏtiềnam định vs slna VAMC đã lên kế hoạch bán nợ xấu cho đối tác nước ngoài. Theo ông liệu đây có phải là một giải pháp khả thi để góp phần xử lý được hàng trăm ngàn tỷ đồng nợ xấu trong hệ thống?
-Như ý kiến tôi đã nêu trước đây, muốn xử lý nợ xấu phải đổ tiền thật để bù lắp lỗ hổng tài chính gây nên bởi khoản nợ xấu khoảng 300.000 tỷ đồng. Đó là cách duy nhất để ổn định hệ thống ngân hàng và tạo điều kiện cho ngân hàng tăng tín dụng vực dậy nền kinh tế quốc gia.
VAMC trong những bước đầu đã dùng tiền “kế toán” để mua lại một phần nợ xấu, phương án này chỉ tạo được những bản cân đối ngân hàng "sạch sẽ" hơn, nhưng thực tình không củng cố được nền tài chính và ngân hàng vẫn rất lo sợ khi phát triển tín dụng mới. Ta cũng nên nhớ là khi ngân hàng "bán" nợ xấu cho VAMC, họ chỉ "ủy thác" việc xử lý nợ xấu cho VAMC, họ vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm trên những khoản nợ xấu này.
Khi VAMC dự kiến tiến hành bước thứ 2 - bán nợ xấu ra thị trường, thì đó là một điểm tốt và cụ thể mang lại “tiền thật” cho ngân hàng. Nếu trong bước này, VAMC bán được cho đối tác nước ngoài thì lại còn tốt hơn nữa, vì dòng vốn trong nước không được dồi dào lắm, thị trường tài chính trong nước đang bị ùn tắc vì còn các hoạt động cổ phần hóa DNNN, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, trái phiếu chính phủ.
Tuy nhiên, nếu bán hết được 50.000 tỷ đồng nợ xấu thì VAMC mới chỉ xử lý được 16% khối nợ xấu tính đến thời điểm tháng 3/2014 và từ đó đến giờ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng.
* Theo ông, vướng mắc lớn nhất với nhà đầu tư nước ngoài khi mua nợ xấu ở Việt Nam là gì, nhất là khi đa số tài sản bảo đảm hiện nay là bất động sản?
Xử lý nợ xấu thông qua bán tài sản đảm bảo địa ốc vẫn thông dụng nhất. Một tổ chức đứng ra mua lại nhà cửa được thế chấp sau đó bán lại cho dân cư. Chuyên gia Phạm Nam Kim |
- Bán nợ xấu cho đối tác nước ngoài là một chuyện, nhưng ta phải biết ta bán dưới hình thức nào và ai sẽ là người mua?
Theo thông lệ, ta có thể bán nợ xấu dưới 3 hình thức. Một là, chuyển nhượng toàn bộ món nợ cho người mua. Hai là, tái cấu trúc món nợ thành nguồn vốn chủ sở hữu và ta chuyển nhượng cổ phiếu của con nợ cho người mua. Ba là, tất toán khoản vay và chuyển nhượng tài sản đảm bảo.
Trên thị trường nợ xấu thế giới, những tổ chức quan tâm đến chuyện mua nợ là các quỹ đầu cơ (Hedge Fund). Các quỹ này thường đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, nên họ rất quan tâm đến những dịch vụ có tính cách đầu cơ hơn là đầu tư. Thứ đến là những ngân hàng đầu tư và sau đó là đầu tư trực tiếp của những tập đoàn và công ty.
Ngoại trừ những công ty đầu tư trực tiếp, các tổ chức khác đều mua nợ xấu với mục đích bán lại để sinh lời. Vì vậy, họ không những phân tích đầu vào mà cả đầu ra, mua xong nợ xấu rồi sẽ bán lại cho ai? Và họ phải định rõ phân khúc người mua cuối cùng của những khoản nợ xấu.
Đối với dự án bán nợ xấu cho những đối tác nước ngoài, vướng mắc nằm cả ở hai đầu. Ở đầu vào, nếu những đối tác này mua lại khoản nợ họ phải có tư cách pháp nhân để quản lý tín dụng tại Việt Nam. Theo tôi, rất có thể họ phải có giấy phép hoạt động như mọi tổ chức tín dụng. Nếu những đối tác này mua lại cổ phần của một công ty Việt Nam (tái cơ cấu khoản nợ thành cổ phiếu) thì trong một số trường hợp, họ có thể bị hạn chế trong việc tham gia vào vốn chủ sở hữu. Còn nếu họ mua lại tài sản đảm bảo là nhà đất thì họ phải theo đúng luật sở hữu địa ốc cho tổ chức nước ngoài.
Còn ở đầu ra, nếu là cổ phiếu thì không có vấn đề gì, nhưng nếu là địa ốc thì luật hiện tại cũng có những hạn chế quyền mua, dù là cá nhân hay tổ chức.
Vì những lý do trên, về cơ bản, Việt Nam cần sửa đổi một số luật hiện hành thì mới có thể tạo được sức thu hút đối với những nhà đầu tư nước ngoài trong vấn đề bán nợ xấu này.
* Với kinh nghiệm nhiều năm trên thị trường tài chính quốc tế, ông có thể chia sẻ những kinh nghiệm, thực tiễn, bài học từ việc bán nợ xấu ở một số quốc gia?
- Từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 tới nay, rất nhiều hệ thống ngân hàng trên thế giới bị sa vào cái bẫy nợ xấu. Nhìn lại những kinh nghiệm, xử lý nợ xấu ở Mỹ, Nhật, Trung Quốc, hoặc gần đây ở Tây Ban Nha, Aixơlen, thì ta thấy xử lý nợ xấu thông qua bán tài sản đảm bảo địa ốc vẫn thông dụng nhất.
Có nghĩa là, một tổ chức đứng ra mua lại nhà cửa được thế chấp, sau đó bán lại cho dân cư. Những tố chức đó có thể là tổ chức nước ngoài, nhưng người mua cuối cùng vẫn là người bản xứ. Tất nhiên, giá mua những nhà đất cầm cố rất thấp so giá trị sổ sách của khoản nợ và khi được bán lại cho dân cư cũng với một giá rất thấp so với giá thị trường. Khi việc mua bán này có một quy mô lớn tại địa phương hay quốc gia thì nó sẽ kéo theo sự giảm giá đồng loạt của thị trường địa ốc, nhưng ngược lại nó cũng khởi động lại thị trường địa ốc.
Trong lĩnh vực ngân hàng, qua thực tiễn công tác và sinh sống ở Thụy Sỹ, tôi nhận thấy rằng, các ngân hàng trong thời kỳ bị rơi vào tình trạng nợ xấu thì phương án bán nợ xấu là phương án cuối cùng, bởi họ một mặt bị cơ quan giám sát thúc đẩy xử lý nợ xấu, mặt khác không còn cách nào khác xóa nợ xấu trong bản cân đối tài chính.
Đối với ngân hàng, phương án tối ưu vẫn là được bơm thêm tiền vào để tái cơ cấu vốn chủ sở hữu và vực dậy phát triển kinh doanh rồi với tiền lợi nhuận xóa dần nợ xấu.
* Xin cảm ơn ông!
Nam Phong (thực hiện)
(责任编辑:La liga)
- Nhận định, soi kèo Lens vs Toulouse, 21h00 ngày 5/1: 7 lần thất bại
- Miền Bắc nắng nóng mạnh trở lại ngay sau ngày Giỗ tổ Hùng Vương, tăng liền 6 độ
- Hà Nội tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô
- TP.HCM: Người dân ven kênh Hàng Bàng sống khổ sở, ‘đi không được, ở không xong’
- Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- Vụ TNGT ở Kon Tum: Chuyển các nạn nhân về TP.HCM, tạm giữ tài xế
- Hình hài cầu vượt tạm qua hầm chui dự án 4.800 tỷ đồng ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất
- Quân đội tổng duyệt diễu binh chuẩn bị kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ
- Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- TP.HCM: Dừng xe giữa đường, rác tràn vỉa hè ở 'bãi thả diều' bát nháo
- Thủ tướng bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ với 3 sĩ quan cấp tướng
- Hàng ngàn người gấp rút thi công cao tốc Diễn Châu
- Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng
- Hà Nội sắp khởi công ‘cầu vô cực’ hơn 16.000 tỷ đồng nối hai bờ sông Hồng
- Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- Thời điểm bố trí đủ trạm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc mới thông xe
- TP.HCM: Nam sinh viên tử vong bất thường tại chung cư cao cấp
- Đề nghị tạm giữ tàu mắc kẹt dưới cầu Đồng Nai, yêu cầu khắc phục thiệt hại
- Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
- Rà soát dự án đường 3.800 tỷ đồng có Tập đoàn Thuận An góp vốn ở Bình Dương