【kết quả u19 italia】Lãi suất năm 2022 chịu nhiều tác động đan xen, nhưng trong tầm kiểm soát
Dự báo lãi suất năm 2022 tiếp tục được giữ ổn định để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. |
PV:Đánh giá của ông về điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2021 ra sao?
TS. Châu Đình Linh:Ngân hàng Nhà nước đều có định hướng chính sách tiền tệ cho từng năm, mục tiêu là để triển khai các công cụ cho phù hợp với tình hình thực tế của năm đó. Việc điều hành đều hướng đến hỗ trợ nền kinh tế, đảm bảo ổn định và an toàn hệ thống.
TS. Châu Đình Linh |
Riêng năm 2021, định hướng ban đầu cũng như thực thi trong năm qua cơ bản là một năm thành công của chính sách tiền tệ, thể hiện sự linh hoạt vừa kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19, chính sách tiền tệ đã tác động phục hồi nền kinh tế, qua đó kiểm soát lạm phát và lường trước được rủi ro và hạn chế tác động từ bên ngoài.
PV: Xu hướng giảm lãi suất cho vay trong năm 2021 đã phù hợp và toàn diện hay chưa, có dư địa nào để cho lãi suất tiếp tục giảm thấp hơn nữa trong năm 2022 không, thưa ông?
TS. Châu Đình Linh: Trong 2 năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 3 đợt điều chỉnh giảm lãi suất và do đó đến nay dư địa cho việc tiếp tục giảm lãi suất thêm nữa là không nhiều.
Trong khi đó, các yếu tố kinh tế quốc tế cũng cho thấy khả năng giảm thêm lãi suất là khó. Một trong những yếu tố đáng chú ý là kế hoạch của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong năm 2022, điều này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến bối cảnh tiền tệ của nước ta.
Ngoài ra, tình hình kinh tế và tài chính trong nước cũng đã thay đổi, đó là áp lực lạm phát lớn do chi phí nguyên vật liệu và dịch vụ logistic tăng tạo áp lực lạm phát chi phí đẩy. Trong năm qua, việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng cũng sẽ ít nhiều có thể có tác động gây ra lạm phát và độ trễ có thể sẽ là năm 2022.
Thời điểm quan trọng đáng chú ý trong năm 2022 có thể khoảng tháng 6/2022. Đây là mốc thời gian thực thi việc tái cơ cấu nợ, theo Thông tư 14/2021/TT-NHNN (cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19). Theo đó, thời điểm này sẽ phát sinh các nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Nợ xấu có thể sẽ gia tăng nếu khách hàng không trả được nợ và hệ quả của việc đó có thể có áp lực lớn cho ngành ngân hàng. Theo đó, việc duy trì chính sách hoãn, giãn nợ vẫn cần tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình của dịch bệnh trong thời gian tới để có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với thực tế.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên cân nhắc điều chỉnh lại các mốc thời gian mà các ngân hàng phải điều chỉnh tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung
và dài hạn theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN (quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Bởi lẽ, các mốc thời gian đưa ra tại Thông tư 22 là trong bối cảnh nền kinh tế đang diễn ra bình thường. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế vừa trải qua giai đoạn không bình thường như trong năm 2021, do dịch bệnh thì sẽ cần có sự nới lỏng thời gian hơn để giảm bớt áp lực cho các ngân hàng.
PV:Một số quan điểm dự báo nền kinh tế sẽ phục hồi trong năm 2022. Theo ông, điều này có thể khiến nhu cầu vay vốn tăng lên và cán cân cung cầu có thể gây sức ép làm tăng lãi suất hay không?
TS. Châu Đình Linh: Kinh tế phục hồi là kỳ vọng chung cho năm 2022. Mọi hoạt động kinh doanh khơi thông, nhu cầu đầu tư và tiêu dùng tăng…, nhưng việc kinh tế tăng tốc chưa chắc sẽ làm lãi suất tăng vì Ngân hàng Nhà nước vẫn còn có nhiều công cụ để điều tiết lãi suất. Đó là các công cụ như hạn mức tín dụng (room), điều phối thị trường mở, hoặc điều tiết tỷ giá để mua bán ngoại tệ…
Nhìn chung, các chủ thể trong nền kinh tế sẽ quan tâm việc có thể tìm kênh nào để huy động vốn, ngân hàng chỉ là một kênh. Lãi suất ngân hàng nếu tăng lên thì các doanh nghiệp có thể sẽ tìm vốn từ các kênh khác, chẳng hạn như huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Theo đó, thị trường chứng khoán cũng có thể sẽ là kênh tốt cho doanh nghiệp nếu họ có tín nhiệm tốt, có mục đích sử dụng vốn rõ ràng.
PV: Theo ông cần giải pháp gì để lãi suất giảm tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, công nghệ…?
TS. Châu Đình Linh:Việc quan tâm hướng dòng vốn vào các lĩnh ưu tiên luôn là vấn đề được đặt ra trong điều tiết dòng vốn tín dụng. Ngân hàng Nhà nước thường gắn mục tiêu này với các chính sách tiền tệ - tín dụng mà họ ban hành trong mọi giai đoạn.
Một số giải pháp thông thường có thể thực thi là ấn định hạn mức tối đa cho từng lĩnh vực cho vay, hoặc sử dụng các công cụ dự trữ bắt buộc. Ngoài ra, việc cấp “room” tín dụng chung cho từng ngân hàng dựa trên tỷ lệ cho vay cao vào các lĩnh vực ưu tiên cũng sẽ khuyến khích các ngân hàng phải quan tâm các lĩnh vực này (nếu muốn có được “room” cao thì phải có tỷ lệ cho vay các lĩnh vực ưu tiên cao).
Một giải pháp nữa đáng được quan tâm là sử dụng quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như tận dụng hoạt động các tổ chức nước ngoài. Các tổ chức này cũng thường có các chương trình hợp tác với các ngân hàng để hỗ trợ về vốn dành cho các dự án nông nghiệp, dự án xanh, dự án công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao...
PV: Xin cảm ơn ông!
Nhìn chung, các chủ thể trong nền kinh tế sẽ quan tâm việc có thể tìm kênh nào để huy động vốn, ngân hàng chỉ là một kênh. Lãi suất ngân hàng nếu tăng lên thì các doanh nghiệp có thể sẽ tìm vốn từ các kênh khác, chẳng hạn như huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Theo đó, thị trường chứng khoán cũng có thể sẽ là kênh tốt cho doanh nghiệp nếu họ có tín nhiệm tốt, có mục đích sử dụng vốn rõ ràng. |
-
Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 nămGần 940 xe ô tô được nhập khẩu chỉ trong vòng 1 tuầnTháo gỡ "điểm nghẽn" về vốn để hợp tác xã phát triểnThư đi tin lại số 4915Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức caoUBS: S&P 500 sẽ đạt 6.600 điểm vào cuối năm 2025Phê duyệt phương án cổ phần hóa VinalinesNhiều điều kiện kinh doanh bất hợp lý trong lĩnh vực giáo dụcHối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi SơnĐồng USD vượt mức 150 yen lần đầu tiên kể từ đầu tháng 8/2024
下一篇:Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·Công bố thông tin xác minh vụ cà phê, hồ tiêu bị nhuộm lõi pin
- ·Hội phụ huynh chỉ thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện
- ·Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được giữ ổn định như năm 2020
- ·Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- ·Đấu giá 27 thửa đất tại Hà Đông: Giá trúng cao nhất đến 260 triệu đồng/m2
- ·Việt Nam: 74% máy tính cá nhân sử dụng phần mềm không bản quyền
- ·Quản lý hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội
- ·Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- ·PC Hà Tĩnh quyết tâm ngăn chặn nạn trộm cắp điện mùa nắng nóng
- ·Phát động chương trình đánh giá các doanh nghiệp bền vững
- ·Tổ công tác của Thủ tướng: Nhiều kiến nghị gỡ khó cho DN
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Thầy giáo mang quân hàm xanh là cha nuôi của nhiều đứa trẻ trên cao nguyên đá Đồng Văn
- ·Ivanka Trump: Thạo 3 ngôn ngữ và luôn nhớ nguyên tắc “3 không” của Donal Trump
- ·Người bị hại trong vụ án cần phải tôn trọng pháp luật
- ·Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- ·Chuyện quản lý & lời hứa ở Quảng Điền
- ·Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU
- ·Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Sinh viên thông thạo càng nhiều ngoại ngữ càng tốt
- ·Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- ·Ngành điện Nghệ An
- ·Hãng hàng không lớn nhất Ấn Độ lên kế hoạch mở đường bay tới Việt Nam
- ·Hà Nội khẩn trương rà soát, xây dựng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
- ·Cựu Tổng giám đốc Sàn giao dịch tiền ảo Mt.Gox bị bắt tại Nhật
- ·Sẽ phủ kín hệ thống cấp nước máy tại thị trấn Tứ Hạ
- ·Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- ·Điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM 2020
- ·Nhiều nhà đầu tư khuyến nghị nên phát triển điện gió ngoài khơi
- ·ĐH Quốc gia Hà Nội hỗ trợ sinh viên lấy chứng chỉ quốc tế
- ·Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
- ·Tìm giải pháp cho nông dân thiếu đất sản xuất
- ·Tháng 6/2018, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm nhẹ
- ·Nữ sinh duy nhất của đội Olympic Toán quốc tế luôn 'vì yêu mà học'
- ·Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- ·Ký kết hợp tác thông tin về thị trường lao động