当前位置:首页 > Thể thao > 【sách bright 11】Kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2024: Không đơn giản!

【sách bright 11】Kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2024: Không đơn giản!

2025-01-10 07:59:20 [Cúp C2] 来源:Empire777
Lạm phát châu Âu tăng trở lại gây lo ngại cho triển vọng giảm lãi suất Biến động giá năng lượng,ểmsoátlạmphátmụctiêunămKhôngđơngiảsách bright 11 lạm phát liệu còn đeo bám nền kinh tế năm 2024?

Áp lực lạm phát vẫn rất lớn

Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, những yếu tố tác động làm giảm lạm phát trong năm 2024 là giảm thuế môi trường đối với mặt hàng xăng dầu và việc giảm thuế VAT tiếp tục được thực hiện trong năm 2024.

Cụ thể, theo Nghị quyết 42/2023/UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường với những mặt hàng hàng sẽ giảm 50% từ ngày 1/1/2024 đến 31/12/2024. Cùng với đó, Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 43/2022/QH15 trong thời gian từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%. Điều này ít nhiều sẽ tác động đến kiểm soát lạm phát trong năm.

Tại các siêu thị lớn có uy tín, phần lớn các mặt hàng thực phẩm đều có dán tem truy xuất nguồn gốc
Áp lực lạm phát trong năm 2024 vẫn khá lớn (Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá - Tổng cục Thống kê cho rằng, áp lực lạm phát trong năm 2024 vẫn khá lớn, bởi theo dự báo của các tổ chức quốc tế tình hình kinh tế, chính trị thế giới năm nay có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều yếu tố rủi ro khó lường, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào trong nước cũng như thế giới nhìn chung có xu hướng giảm nhưng vẫn đang ở mức cao, điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp và tạo áp lực tăng giá đối với hàng hóa tiêu dùng.

Thêm vào đó, giá hàng hóa thế giới, đặc biệt là giá các mặt hàng năng lượng, nhiên liệu biến động khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể tạo nên các cú sốc cho lạm phát năm 2024. Hiện nay, xung đột giữa Nga và Ukraine, giữa Israel và Hamas chưa biết bao giờ kết thúc; đồng thời, những bất ổn ở biển Đỏ làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, chi phí vận chuyển, từ đó có thể sẽ ảnh hưởng đến giá nguyên nhiên vật liệu.

Cũng theo và Nguyễn Thu Oanh, điện là mặt hàng rất quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng nên có tác động trực tiếp khá lớn tới lạm phát. Năm 2023, EVN đã điều chỉnh 2 lần giá bán lẻ điện bình quân vào tháng 5 và tháng 11, mức điều chỉnh không cao, chỉ tăng 3% và 4,5% và lần điều chỉnh thứ hai vào cuối năm nên tác động rất ít tới chỉ số giá tiêu dùng của năm 2023 nhưng sự tác động sẽ thể hiện rõ ràng hơn trong năm 2024. Thêm vào đó, có khả năng giá bán lẻ điện bình quân sẽ tiếp tục những lần điều chỉnh trong năm 2024 khi mà nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng lên cùng với sự biến đổi khí hậu gây nên thời tiết cực đoan, từ đó tạo áp lực lên lạm phát.

Việc thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ do nhà nước quản lý theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí thực hiện vào giá dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục sẽ tác động mạnh tới chỉ số giá tiêu dùng năm 2024.

Ngoài ra, theo dự kiến, từ 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương khu vực nhà nước; đồng thời, lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng 6% có thể là yếu tố làm gia tăng kỳ vọng lạm phát, sẽ khiến cho giá các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng lên. Giá vật liệu xây dựng có thể tăng lên theo chiều hướng phục hồi của thị trường bất động sản. Các gói kích cầu, hạ mặt bằng lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng, đẩy mạnh đầu tư công một mặt giúp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nhưng mặt khác có thể tạo sức ép lên mặt bằng giá– bà Nguyễn Thu Oanh thông tin thêm.

Kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2024: Không đơn giản!
Giá nguyên, nhiên liệu thế giới biến động khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể tạo nên các cú sốc cho lạm phát năm 2024

Theo dõi diễn biến giá cả các mặt hàng để có giải pháp điều hành phù hợp

Để kiểm soát được mức lạm phát mục tiêu của Quốc hội đề ra trong năm 2024, theo bà Nguyễn Thu Oanh, trước tiên Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước. Cùng với đó, đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột căng thẳng địa chính trị khó lường, phức tạp.

Cũng theo bà Nguyễn Thu Oanh, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng dầu, gas...) để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp cuối năm nhằm hạn chế tăng giá. Đồng thời cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

Đặc biệt, ngay từ đầu năm 2024 cần phải xây dựng kế hoạch, tính toán liều lượng và thời điểm điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do nhà nước quản lý (điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục) phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Cần sớm lên phương án, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong phối hợp chính sách– bà Nguyễn Thu Oanh nhấn mạnh và khuyến nghị, Chính phủ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Cùng với đó, tăng cường công tác thông tin, truyền thông, đưa thông tin kịp thời, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành giá của Chính phủ, ổn định tâm lý người tiêu dùng và ổn định kỳ vọng lạm phát.

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读