Trọng tâm của hội nghị bàn về vấn đề phát triển các dự án thủy điện vừa và nhỏ còn lại; đánh giá tiềm năng,ácnguồnthủyđiệnđểpháttriểnnănglượngtáitạchấp 1/4 là mấy trái phát triển năng lượng tái tạo gồm: điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối... trên địa bàn từng tỉnh, thành phố và từng vùng, miền trong cả nước từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - cho biết: Do phong trào xây dựng thủy điện ồ ạt từ những năm 2010-2014, nảy sinh một số bất cập, tồn tại; có một số dự án làm ảnh hưởng môi trường rừng, và xả lũ không đúng quy trình, báo chí lên tiếng và Quốc hội đã đồng ý loại khỏi quy hoạch trên 400 dự án. Tuy nhiên, đánh giá khách quan, trên 300 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã được xây dựng với công suất khoảng 3.000 MW đã đóng góp mỗi năm hơn 10 tỷ kWh điện vào hệ thống lưới điện quốc gia, đây là mặt tích cực. Đến nay, nhiều dự án thủy điện đã hoạt động ổn định, nhiều dự án đã trồng lại rừng và không ảnh hưởng đến tái định cư cũng như đời sống nhân dân vùng thượng lưu và hạ du… Trong bối cảnh tiềm năng các dạng năng lượng tái tạo ở Việt Nam rất phong phú nhưng đất nước lại có nguy cơ thiếu hụt điện năng và thủy điện là năng lượng sạch, tái tạo… Hơn thế, mục tiêu Chính phủ đã đề ra cho ngành năng lượng Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 phải đạt được 265 tỷ kWh điện, đến năm 2030 phải có 570 tỷ kWh điện. Trong khi chúng ta hiện mới có trên 170 tỷ KWh điện thương phẩm... Vì vậy, phát biểu tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải xem xét lại trong số các dự án còn có khả năng đầu tư tiếp, nên tiếp tục cho đầu tư xây dựng, cung cấp điện cho các địa phương vùng sâu, vùng xa... với điều kiện đảm bảo quy trình lập đề án, hạn chế tối đa phá rừng. Theo ông Trần Viết Ngãi, để khai thác nguồn thủy điện còn lại, đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, Chính phủ cần sớm tổ chức lập quy hoạch về phát triển năng lượng tái tạo. Trong việc lập quy hoạch này cần phải quy tụ được các nhà tư vấn trong nước, các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu có trình độ cao và kinh nghiệm về lĩnh vực năng lượng tái tạo; quy hoạch năng lượng tái tạo cho từng tỉnh, vùng, miền, trong đó có việc đo tốc độ gió, đo cường độ bức xạ mặt trời và tính toán khối lượng sinh khối để xác định đầu tư các dự án vào từng địa phương hợp lý. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chủ trương xây dựng một đến hai khu công nghệ cao đối với việc sản xuất chế tạo thiết bị công nghiệp, đặc biệt là thiết bị về năng lượng tái tạo. Đồng thời, cần phải ban hành một số cơ chế chính sách bao gồm: Hỗ trợ quỹ đất cho doanh nghiệp đầu tư; có thể giảm hoặc miễn thuế cho những năm đầu. Chính phủ cũng nên quyết định giá của điện gió, điện sinh khối để tạo thêm điều kiện thu hút các nhà đầu tư vào hai lĩnh vực này. |