【bảng xếp hạng giải australia】Những chàng trai ...“dư hơi”

Lớp học cả nhạc lý và thực hành tại nhà thầy giáo Nguyễn Hương Tường Vi

Lớp học miễn phí

Lớp học đàn ghi ta,ữngchàngtraidưhơbảng xếp hạng giải australia organ miễn phí đang diễn ra sôi nổi tại thôn Nghi Giang (xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc). Cứ đến giờ, 20 học viên hồ hởi bước vào ngôi nhà của thầy giáo Nguyễn Hương Tường Vi. Các em là học sinh tại Trường THCS, THPT trên địa bàn xã Vinh Giang và khu vực lân cận. Hứng khởi với những kiến thức mà bản thân đã học được, em Hồng Ngọc vui vẻ: “Em rất thích học đàn, vì thế khi nghe tin thầy Vi mở lớp, em đã tham gia ngay. Chúng em được học rất nhiều, từ nhạc lý đến những thực hành cơ bản”.

Ấp ủ dự định tổ chức lớp học từ lâu, mãi đến năm nay, thầy giáo trẻ mới thực hiện được mong ước của mình. Thầy kể: “Từng đảm nhận vị trí tổng phụ trách đội, mình nhận thấy nhiều bạn học sinh yêu mến âm nhạc, muốn học các loại nhạc cụ. Tuy nhiên, ở địa phương chẳng có ai chiêu sinh các lớp học đàn cả. Dù là giáo viên dạy mỹ thuật, song với những gì mình học được, mình mạnh dạn mở lớp học này để nuôi dưỡng đam mê cho các em”.

Cạnh Hồng Ngọc là các em học sinh đang được ghép đôi, tốp 3 tốp và 4. Mỗi nhóm là một phân lớp trình độ. Đây là cách để thầy Vi phân loại và có hướng giảng dạy hiệu quả nhất. Trung bình lớp học diễn ra từ 3-4 ngày/tuần, thời gian kéo dài 2-2,5 tiếng. Để linh động cho các em, lớp học chỉ bắt đầu sau 16h30. Đây cũng là phương án thầy Vi chuẩn bị cho thời gian sắp tới, khi mà các em hết lịch nghỉ hè cũng như không ảnh hưởng đến công việc giảng dạy của mình.

Thành viên đặc biệt nhất của lớp học là bác Đoàn Lợi, năm nay đã 64 tuổi. Đam mê ghi ta, song lại bận rộn mưu sinh, vì thế bác phải gác lại niềm yêu thích, chỉ bì bõm tập được một số nốt căn bản. Giờ đây, khi cầm đàn ghi ta trên tay và hát những ca khúc (dù đánh lúc đúng lúc sai), bác rất vui: “Niềm ao ước mấy mươi năm, bây giờ đã thực hiện được rồi. Có thầy Vi đó, thầy sẽ bày chỉ cho tôi cách đánh đàn bài bản”.

Chàng trai “dư hơi”

“Bạn bè cũng có người nói mình như thế, thật rảnh hay quá dư hơi, nhưng mà mình vẫn làm. Sao mình phải dừng lại trong khi có thể hỗ trợ cho người khác”, Hồ Văn Dinh, chàng trai sinh năm 1988, hiền lành chia sẻ.

Công việc của Dinh là nhân viên điều hành kinh doanh cho nhãn hàng dầu ăn, phụ trách khu vực Huế. Bận rộn là thế, những Dinh vẫn lập ra trang "Tìm giấy tờ rơi tại Huế". Lý giải của chàng trai này rất giản dị: “Mình thấy mỗi lần mất giấy tờ thì người mất rất vất vả. Tốn chi phí hoặc nếu có in tờ rơi thì rất mất thẩm mỹ, hiệu quả lại không cao. Trong khi đó, một số người nhặt giấy tờ lại không biết làm sao để trả. Vì thế, mình lập ra trang này để làm cầu nối cho mọi người”. Ở các thành phố lớn, như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các trang tin tìm giấy tờ rơi có rất nhiều. Đây là kênh hỗ trợ hiệu quả cho người làm mất giấy tờ.

Có không ít trang facebook có thể đăng giấy tờ, nhưng với lượng đăng lớn, thông tin quá đa dạng, bài đăng có thể mất hút chỉ sau vài phút. Trang của Dinh chỉ có một mục đích duy nhất, tìm và liên hệ, vì thế thông tin không bị loãng.

Một điểm thuận lợi đó là công việc của chàng trai này yêu cầu phải online điện thoại nhiều. Thế nhưng, với áp lực công việc lớn, chỉ riêng sự hy sinh giây phút thư giãn của bản thân dành cho người khác đã là điều đáng quý.

Có trường hợp may mắn nhận lại được giấy, họ liền cảm ơn người nhặt được. Họ đâu biết rằng đằng sau niềm vui ấy, có một chàng trai trẻ đã chỉnh sửa những tin nhắn, tìm hình ảnh phù hợp rồi đăng lên trang tìm giấy tờ.

“Khi mọi người vui, chúng tôi cũng thấy rất vui. Còn gì tươi đẹp hơn khi được góp một chút công sức, mang lại tiếng cười và niềm hạnh phúc cho người khác”, là mục tiêu, tâm nguyện của thầy Vi, anh Dinh khi làm những công việc có khi bị cho là "dư hơi".

Bài, ảnh: Mai Huế

Cúp C1
上一篇:Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
下一篇:NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session