Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng nhấn mạnh tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới ngành Công thương giai đoạn 2010 - 2020 diễn ra ngày 2/10,Điệnvàchợgiúpthayđổidiệnmạokhuvựcnôngthôkết quả hạng 2 colombia tại Thanh Hóa. Cấp điện đầy đủ cho nông thôn Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho biết, thời gian qua, ngành Công thương đã triển khai 2 tiêu chí trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gồm: Tiêu chí số 4 (điện nông thôn) và tiêu chí số 7 (cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn). Trọng đó, với ngành điện kết quả huy động nguồn lực giai đoạn 2016 - 2019 đạt gần 82 nghìn tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 (hơn 50 nghìn tỷ đồng). Đến nay, cả nước có 8.072/8.902 xã đạt tiêu chí số 4, chiếm 90,7% tổng số xã của cả nước, tăng gần 46% so với năm 2010 và tăng 8,3% so với thời điểm năm 2015. Tại hội nghị, Bộ Công thương đã trao Bằng khen cho 105 tập thể và 133 cá nhân đã có thành tích trong việc thực hiện chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Thêm vào đó, có nhiều tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ 100% tổng số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới về điện. Đến cuối năm 2018, EVN đã tiếp nhận tổng số gần 6.000 xã, quản lý bán điện trực tiếp tới hơn 6,2 triệu hộ dân và tiến hành cải tạo lưới điện sau tiếp nhận với tổng chi phí khoảng 8.000 tỷ đồng. Qua đó, giúp các hộ dân nông thôn được sử dụng điện đảm bảo chất lượng, an toàn, ổn định; được mua điện theo giá quy định của Chính phủ và sử dụng các dịch vụ khách hàng do EVN cung cấp. Bộ mặt cơ sở hạ tầng nông thôn thay đổi rõ rệt Một trong những tiêu chí quan trọng được đặt ra trong giai đoạn 2010 - 2020 là cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn đã được thực hiện hiệu quả. Nhằm tạo thuận lợi cho người dân mua bán tiêu thụ hàng hóa, tiếp cận hàng Việt Nam chất lượng cao, trong 10 năm qua ngành Công thương đã đẩy mạnh đầu tư, cải tạo hệ thống chợ truyền thống bằng nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa vốn đầu tư. Riêng trong giai đoạn 2011 - 2018, cả nước đã xây mới trên 860 chợ; cải tạo nâng cấp trên 1.600 chợ hạng III, qua đó hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Sau 10 năm thực hiện đã có 7.867 xã/8.902 xã trong cả nước cải tạo hệ thống hạ tầng thương mại, chợ truyền thống. Tính đến hết tháng 8/2019, cả nước có 4.522 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 50,8% tổng số xã, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2015, về đích trước 1 năm so với mục tiêu 50% xã số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020. "Có thể thấy, thông qua việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng ngành điện, chợ truyền thống đến nay diện mạo nông thôn khởi sắc rõ rệt" - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Lê Việt Nga nhấn mạnh. Tuy nhiên, cũng theo bà Nga, đến nay, khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo dân cư sống không tập trung nên hiệu quả đầu tư lưới điện gần như không có, nên việc huy động vốn cho đầu tư khu vực này rất khó khăn, kéo theo đó là hệ thống thương mại nông thôn tại các vùng này chưa phát triển như mong muốn. Đa số các chợ nông thôn đã được xây dựng từ lâu, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu các hạng mục thiết yếu, hoạt động không hiệu quả, không thu hút được đầu tư, xã hội hóa, trong khi nguồn vốn ngân sách dành cho phát triển lại rất hạn chế, không đáp ứng nhu cầu. Để hoàn thành mục tiêu của Bộ Công thương trong giai đoạn sau năm 2020, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành mục tiêu chung của chương trình, Bộ Công thương giao nhiệm vụ cho các đơn vị triển khai một số nội dung quan trọng như tiếp tục phát động và nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Ngành Công thương chung sức xây dựng nông thôn mới”; đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong thực hiện các tiêu chí số 4 và số 7 để nắm bắt thông tin, tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện để kịp thời hướng dẫn, hoặc nghiên cứu điều chỉnh bổ sung các quy định cho phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương. Đồng thời, yêu cầu các sở công thương địa phương tổ chức thực hiện tốt các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu hàng hóa… nhằm hỗ trợ thiết thực, hiệu quả giúp doanh nghiệp, HTX phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Đặc biệt, các đơn vị cần hỗ trợ hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt, ổn định phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn, góp phần hỗ trợ thực hiện tiêu chí tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân khu vực nông thôn./. Tố Uyên |