当前位置: 当前位置:首页 > Thể thao > 【bang xep hang bong da hang nhat anh】Vẫn nhiều dư địa cho hàng Việt tại thị trường EU 正文

【bang xep hang bong da hang nhat anh】Vẫn nhiều dư địa cho hàng Việt tại thị trường EU

2025-01-27 02:36:50 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:929次
Sau 2 năm EVFTA có hiệu lực: Thị phần hàng Việt tại EU vẫn khiêm tốn!
Linh hoạt tiếp cận đưa hàng Việt chinh phục thị trường Á-Âu
Năng lực cạnh tranh,ẫnnhiềudưđịachohàngViệttạithịtrườbang xep hang bong da hang nhat anh thị phần hàng Việt cải thiện rõ tại thị trường EU
Vẫn nhiều dư địa cho hàng Việt tại thị trường EU
Người tiêu dùng Pháp lựa chọn sản phẩm gạo "Cơm Việt Nam Rice" tại siêu thị Leclerc. Ảnh: TL

Chất xúc tác cho tăng trưởng thương mại

Đánh giá về kết quả sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, EVFTA là ưu thế lớn của Việt Nam khi hiện mới chỉ có 4 quốc gia châu Á ký FTA với EU, trong ASEAN chỉ có Việt Nam và Singapore. Là một trong những FTA thế hệ mới đầu tiên EU ký kết và triển khai với một nước đang phát triển, EVFTA không chỉ đem lại cho Việt Nam cơ hội về mở rộng, đa dạng hóa thị trường mà quan trọng hơn là hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư và tận dụng hợp tác với EU trong những lĩnh vực mới và quan trọng như chuyển đổi xanh và số, chuyển đổi năng lượng, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững… Đây là những lĩnh vực thế mạnh và ưu tiên phát triển trong chính sách của EU, đồng thời cũng phù hợp với các định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU mới chỉ đạt 2% tổng kim ngạch nhập khẩu ngoại khối của EU. Nguyên nhân là do các DN vẫn chỉ tập trung khai thác các thị trường truyền thống như Đức, Pháp, Hà Lan, Italy…, trong khi tại những thị trường khác trong khối 27 nước EU, thị phần hàng Việt còn rất mờ nhạt.

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm thứ hai thực thi EVFTA (từ tháng 8/2021 – 7/2022), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đạt 61,4 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm đầu tiên Hiệp định có hiệu lực. Riêng 8 tháng năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều ghi nhận mức tăng 14,85% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 42,4 tỷ USD.

Là một trong những DN đã đạt được nhiều thành công tại thị trường EU nhờ chất xúc tác EVFTA, ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời cho biết, tháng 9 vừa qua, 1.000 tấn gạo Việt Nam đầu tiên mang thương hiệu “Cơm Việt Nam Rice” chính thức có mặt tại 2 hệ thống siêu thị lớn tại Pháp là Leclerc và Carrefour, với trên 40.000 điểm bán. Đến nay, chỉ sau 4 tuần, toàn bộ 1.000 tấn gạo này đã được tiêu thụ hết.

Để có được thành công đó, Lộc Trời đã có sự chuẩn bị và nỗ lực thay đổi suốt từ năm 2016 nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường EU, bao gồm các tiêu chí về sản xuất, chất lượng, môi trường, lao động… Cụ thể, DN này đã quy hoạch vùng trồng, bắt tay với người nông dân, chính quyền địa phương để thực hiện truy xuất nguồn gốc lúa gạo.

Đặc biệt, ông Thuận cho biết, thông qua Thương vụ Việt Nam tại Pháp, vào đầu năm 2022, Lộc Trời đã có 20 cuộc làm việc trong vòng 1 tháng để hiểu rõ về thị trường cũng như các yêu cầu của phía châu Âu. Đến nay, Lộc Trời đã có thể nhận đơn đặt hàng trực tiếp từ phía đối tác mà không cần thông qua bên thứ ba. Hiện các đối tác cũng đã đặt hàng những lô hàng tiếp theo để sản xuất và xuất khẩu trong năm 2023.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng thông tin, trong 8 tháng năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu hơn 3 tỷ USD vào thị trường EU. Đáng chú ý, hàng dệt may Việt Nam đã thâm nhập tới 26/27 nước trong khối EU. Trong đó, Đức có tỷ trọng lớn nhất với gần 800 triệu USD, Hà Lan đạt gần 700 triệu USD, Pháp gần 500 triệu USD, các thị trường Bỉ, Tây Ban Nha, Italy đạt từ 200- 350 triệu USD. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Romania đạt mức tăng trưởng ấn tượng tới 736%.

“EVFTA chính là chìa khóa mở rộng cánh cửa thị trường EU và giúp hàng dệt may Việt Nam đa dạng hóa thị trường trong khối EU thay vì chỉ một vài thị trường truyền thống như trước đây” – ông Giang chia sẻ.

Dư địa còn rất lớn

Dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan, song theo đánh giá của ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU mới chỉ đạt 2% tổng kim ngạch nhập khẩu ngoại khối của EU. Nguyên nhân là do các DN vẫn chỉ tập trung khai thác các thị trường truyền thống như Đức, Pháp, Hà Lan, Ý…, trong khi tại những thị trường khác trong khối 27 nước EU, thị phần hàng Việt còn rất mờ nhạt.

Một nguyên nhân nữa của tình trạng này là việc hiện vẫn còn rất ít DN hiểu và tận dụng được các lợi ích của EVFTA. Theo chia sẻ của ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), chỉ có 8% số DN hiểu rõ về EVFTA. Trong khi đó, EU đang xúc tiến đàm phán trở lại với các nước như Thái Lan, Philippines, Indonesia. Do vẫn đang trong quá trình đàm phán nên trong ngắn hạn và trung hạn, lợi thế của Việt Nam vẫn còn nhưng về dài hạn, đây sẽ là thách thức lớn cho các DN Việt Nam và cần có sự chuẩn bị cho việc EU có thể kết thúc đàm phán FTA với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Cùng chung nhận định này, ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam chỉ ra rằng, chỉ một Nghị quyết của EU yêu cầu chứng từ liên quan đến thuế GTGT cũng khiến các DN Việt Nam gặp khó khăn. Điều này chính là minh chứng cho thấy những trở ngại của việc không nắm rõ các nội dung của EVFTA. Do đó, rất cần thiết phải nâng cao năng lực cho các DN.

Để cải thiện tình trạng này, ông Ngô Chung Khanh cho biết, Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền, tập huấn, cung cấp thông tin cho các DN. Thay vì in những bộ tài liệu dài, khô khan, Bộ Công Thương đã xây dựng những video ngắn với thời lượng khoảng 5-6 phút, tập trung vào từng lĩnh vực, từng ngành hàng cụ thể, giúp DN nắm bắt dễ dàng hơn.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, xu hướng tiêu dùng xanh tại châu Âu cũng là một trong những yếu tố mở ra cơ hội cho hàng Việt Nam tại thị trường rộng lớn này. Ông Alain Cany khẳng định, để tận dụng tối đa lợi thế từ các EVFTA, DN Việt Nam cần tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường và đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng xanh, bền vững tại châu Âu.

Câu chuyện của ngành dệt may là một minh chứng rõ nét cho những lợi ích của việc đáp ứng các tiêu chí xanh của châu Âu. Ông Vũ Đức Giang cho biết, trước áp lực của các nhãn hàng, từ cách đây 15-17 năm, các DN dệt may Việt Nam đã bắt đầu xây dựng tầm nhìn đầu tư vào các nhà máy xanh, phát triển bền vững. Chính điều đó đã giúp kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may vào châu Âu đạt được sự tăng trưởng bền vững trong những năm qua.

Trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, với lợi thế lớn từ Hiệp định EVFTA và tới đây là Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA), Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và bền vững, bao gồm cả vấn đề sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chuyển đổi công nghệ cao, giúp hàng hóa Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường của EU, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng hoàn chỉnh bền vững, cùng có lợi với EU.

作者:Thể thao
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜