【lịch thi đấu của hàn quốc】Giá thép tăng lần thứ 6 liên tiếp, bất chấp nhu cầu tiệu thụ giảm

Giá thép trong nước vượt ngưỡng 17 triệu đồng/tấn

Các thương hiệu thép trong nước đã tăng giá liên tục trong thời gian qua. Tính riêng trong tháng 2,áthéptănglầnthứliêntiếpbấtchấpnhucầutiệuthụgiảlịch thi đấu của hàn quốc một số thương hiệu thép trong nước đã tăng giá lần thứ 2 liên tiếp. Như sản phẩm thép cuộn CB240, một số doanh nghiệp sản xuất thép đã nâng giá thép thêm từ 150.000 - 210.000 đồng/tấn.

Giá thép tăng lần thứ 6 liên tiếp, bất chấp nhu cầu tiệu thụ giảm
Thị trường thép kỳ vọng vào yếu tố phục hồi về giá và hấp lực tiêu thụ. Ảnh: TL

Thép Hòa Phát tại miền Bắc, miền Trung cũng tăng 200.000 đồng/tấn đối với dòng thép cuộn CB240, giá thép ở hai miền lần lượt ở mức 15,96 triệu đồng/tấn và 15,88 triệu đồng/tấn. Với thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 hiện có giá 15,71 triệu đồng/tấn sau khi doanh nghiệp này điều chỉnh tăng 210.000 đồng/tấn.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, bình quân giá thép nội địa hiện nay tăng khoảng 5% so với cuối năm 2022 nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ 8%.

Đáng chú ý thép trong nước vượt ngưỡng 17 triệu đồng/tấn. Thép Pomina mới đây điều chỉnh giá bán tăng hơn 1 triệu đồng/tấn, đưa giá thép xây dựng của thương hiệu này lên gần 17,5 triệu đồng/tấn.

Hiện nay, mức giá mới của thép cuộn Pomina tại khu vực miền Trung loại phi 10 lên 17,6 - 17,8 triệu đồng/tấn, tùy tiêu chuẩn; phi 12 từ 17,29 - 17,49 triệu đồng/tấn. Còn tại khu vực miền Nam cũng tăng 810.000 đồng/tấn, lên 17,08 - 17,49 triệu đồng/tấn, tùy loại.

Các công ty thép khác như Vina Kyoei, Thép Miền Nam đều vượt 16 triệu đồng/tấn. Theo đó thép Vina Kyoei, Thép Miền Nam loại phi 10 có cùng giá bán từ 16,24 - 16,44 triệu đồng/tấn. Các hãng thép khác như Hòa Phát, Việt - Ý, Thái Nguyên… cũng có giá bán ra gần 16 triệu đồng/tấn.

Với mức giá trên được xuất bán tại các nhà máy, còn giá bán lẻ tại cửa hàng sẽ đội thêm vài triệu đồng/tấn, chủ yếu là phí vận chuyển từ nhà máy đến nơi tiêu thụ. Theo đó, giá thép bán lẻ của Vina Kyoei, Thép Miền Nam hiện tại đã vượt hơn 18,2 triệu đồng/tấn; giá thép của các hãng khác từ 17 - 17,5 triệu đồng/tấn. Riêng giá thép của Pomina lên tới gần 19 triệu đồng/tấn.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá nguyên vật liệu tăng nhiều khiến các nhà máy trong nước tăng giá bán nhiều lần để bù lại giá thành sản xuất và giảm lỗ. Do đó, giá sắt thép dự báo ​​sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, khi nguồn cung quặng sắt eo hẹp, trong khi nhu cầu có xu hướng tăng cao hơn.

Giá thép sẽ còn tăng do chi phí đầu vào tăng

Cũng theo VSA, hiện nay, các nhà sản xuất thép trong nước đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như nhu cầu xây dựng toàn cầu giảm, giá nguyên liệu đầu vào tăng và dư thừa nguồn cung từ cuối năm 2022.

Trong bối cảnh thị trường chưa có nhiều thay đổi, triển vọng ngành thép trong năm 2023 được dự báo tiếp tục khó khăn, đặc biệt trong nửa đầu năm. Bên cạnh đó, triển vọng trong năm này của các doanh nghiệp thép cũng bị đè nặng bởi sự ảm đạm của thị trường bất động sản dân cư.

Ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch VSA cảnh báo, giá thép xây dựng liên tục tăng từ đầu năm đến nay là do hầu hết các chi phí đầu vào đều tăng, trong đó giá nguyên liệu tăng khoảng 20%. Chưa kể giá điện sắp tới cũng có khả năng tăng sẽ làm cho chi phí sản xuất thép tăng theo, tiếp tục đẩy giá lên cao trong thời gian tới của năm 2023.

Quặng biến động mạnh hơn thép thành phẩm và phụ thuộc vào tình hình cung cầu cục bộ, vẫn sẽ khiến bài toán lợi nhuận trong các doanh nghiệp thép tại nước ta gặp nhiều trở ngại. Điều đó buộc các nhà sản xuất phải linh động trong hoạt động thu mua và tích trữ nguyên liệu.

Bước vào tháng đầu năm 2023, theo thông tin từ Hòa Phát, sản lượng sản xuất và bán hàng đều giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép và thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 402.000 tấn, giảm hơn 36% so với cùng kỳ và giảm 28% so với tháng trước.

Giá thép tăng lần thứ 6 liên tiếp, bất chấp nhu cầu tiệu thụ giảm
Năm 2023 vẫn sẽ là năm đầy thách thức với ngành sắt thép trong nước. Ảnh: TL

Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), năm 2023 vẫn sẽ là năm đầy thách thức với ngành sắt thép trong nước, tuy nhiên, hy vọng vào "lực kéo" từ đầu tư công sẽ mang lại bức tranh khởi sắc hơn cho sản xuất và tiêu thụ sắt thép trong nước.

VSA nhận định, ngành thép trong nước đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức có khả năng kéo dài đến quý II/2023. Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn cố gắng đầu tư, tìm kiếm đơn hàng mới để phục hồi kết quả kinh doanh. Đơn cử, ngay đầu năm 2023, Hòa Phát ghi nhận nhiều đơn hàng xuất khẩu tới các thị trường khu vực châu Mỹ, châu Á và châu Úc… Sản lượng xuất khẩu thép (thép thanh, thép cuộn xây dựng, thép cuộn chất lượng cao) trong tháng 1/2023 đạt 46.000 tấn.

Theo ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch VSA, để giúp ngành thép vượt qua khó khăn thách thức, trong năm 2023, chúng tôi kỳ vọng vào việc Chính phủ có giải pháp, chính sách thúc đẩy đầu tư các dự án công, đầu tư cơ sở hạ tầng, đảm bảo tốc độ giải ngân nhanh; khôi phục, tháo gỡ những điểm nghẽn trong lĩnh vực bất động sản. Để giảm chi phí cho doanh nghiệp, cần có chính sách ổn định tỷ giá, giảm lãi suất, tăng lượng tín dụng cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thép nói riêng để lấy lại đà phục hồi, phát triển sau dịch Covid-19.
La liga
上一篇:Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
下一篇:(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy