“Chúng tôi không thể,ẽkhôngbaogiờtừbỏmụctiêuquânsựlínhUkrainetựcảitiếnvũkhísapporo đấu với kyoto và sẽ không bao giờ từ bỏ các mục tiêu đã được tuyên bố trong chiến dịch quân sự đặc biệt. Chúng tôi biết chúng tôi đang chiến đấu vì điều gì”, ông Lavrov nói thêm trong nhiều năm, Moscow đã cảnh báo về việc Kiev là mối đe dọa quân sự trực tiếp ở cửa ngõ của Nga.
Theo hãng tin RT, phát biểu tại cuộc họp thường niên với các tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận trong nước vào ngày 19/7, Bộ trưởng Ngoại giao Nga nói thêm, “Đã có kế hoạch thành lập các căn cứ quân sự trên biển Azov và ở bán đảo Crưm”.
Cũng theo ông Lavrov, phương Tây có thể dành cả ngày để tranh luận về hiệu quả "cuộc phản công" của Ukraine, cũng như các mục tiêu của Kiev nhằm “giải phóng toàn bộ lãnh thổ cho đến biên giới năm 1991”, và Nga đang cản trở điều đó như thế nào.
Lính Ukraine tự cải tiến vũ khí
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), việc Kiev không có khả năng chọc thủng các tuyến phòng thủ của Nga trong những tuần đầu tiên triển khai phản công đã buộc quân đội Ukraine phải thay đổi chiến thuật.
Binh sĩ Kiev cũng đang phải thích nghi với thực tế mới là các phương tiện thiết giáp do phương Tây cung cấp không thể thay đổi tình hình như họ kỳ vọng.
Mỹ và các đồng minh đã cung cấp hàng chục xe tăng và xe chiến đấu bộ binh cho Ukraine, đồng thời huấn luyện hàng nghìn binh sĩ Ukraine để phục vụ chiến dịch phản công. Tuy nhiên, "sự mất mát nhanh chóng" về lực lượng thiết giáp trong những tuần đầu tiên phản công đã "khiến Ukraine và các nước phương Tây sửng sốt", WSJ đưa tin.
Do đó, quân đội Ukraine đang huấn luyện “cách đi bộ có phương pháp, di chuyển từ hàng cây này sang hàng cây khác”, và hy vọng tìm thấy cơ hội đột phá lớn trước hệ thống phòng thủ của Nga.
Tờ báo Mỹ nhận định, các bãi mìn, ưu thế trên không của Nga, và việc nguồn cung vũ khí cho Ukraine bị thiếu hụt là ba trong số những yếu tố cản trở Kiev phản công. Nhưng theo WSJ, quân đội Nga “dễ bị tổn thương hơn”, và “nói chung được chuẩn bị và cung ứng kém hơn” so với quân đội Ukraine.
Một chỉ huy người Ukraine (49 tuổi) chia sẻ, các quốc gia phương Tây đã phạm sai lầm khi cung cấp thiết giáp, nhưng lại không viện trợ máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không đầy đủ.
Điều này khiến các binh sĩ Ukraine trên tiền tuyến phải tìm cách thích nghi như tự chế vũ khí để chống lại đối phương. “Cải tiến mới nhất” của một đơn vị được WSJ mô tả là “súng máy điều khiển từ xa gắn vào đế của một chiếc xe lăn điện”. Song vũ khí này hiện chưa được đưa vào thực chiến.