Pháp dọa sẽ không ký Tuyên bố chung G20 nếu không bàn về khí hậu | |
Dự G20: Việt Nam chủ động phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương | |
Khả năng về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung bên lề hội nghị G20 | |
Hội nghị G20: Khi thế giới học cách “sống chung với ông Trump” |
Kỳ vọng một cuộc gặp Mỹ-Trung bên lề Thượng đỉnh G20. |
Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm với nhiều rủi ro bất trắc do cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn,ữngkỳvọngtạiHộinghịthượngđỉsoi kèo real vs cadiz và xung đột thương mại Mỹ-Trung căng thẳng trở lại. Trong khi đó, hợp tác liên kết kinh tế tuy vẫn được thúc đẩy nhưng nhiều thể chế và diễn đàn đa phương gặp khó khăn. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tiếp tục phát triển mạnh với nhiều vấn đề đặt ra cần tăng cường hợp tác quốc tế để xử lý…
Với tư cách Chủ tịch luân phiên của G20 năm nay, Nhật Bản đã xác định những nội dung trọng tâm ưu tiên trong chương trình nghị sự của hội nghị này là: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm sự mất cân đối; Phát triển cơ sở hạ tầng giá trị cao và các hệ thống chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao cho người dân; Những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu Trái Đất hay rác thải nhựa ở các đại dương; Nền kinh tế số; và Những thách thức đến từ xã hội với tỷ trọng người già ngày càng cao.
Các nhà phân tích cho rằng đó đều là những nội dung quan trọng, thường được đưa ra tại các hội nghị thượng đỉnh G20 gần đây. Tuy nhiên, những mâu thuẫn trong mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc và Nga, những xung khắc thương mại của Mỹ với nhiều đối tác khác, và tình trạng vùng Vịnh hiện đang ngấp nghé bờ vực của đụng độ quân sự giữa Mỹ và Iran cũng như bởi nhiều vấn đề chính trị an ninh thời sự khác hiện nay, khiến người ta lo ngại Mỹ sẽ vẫn chủ ý đi lối đi riêng chứ không lựa chọn đồng hành cùng G20.
Trong G20 hiện tại, nhìn chung các thành viên tuy có lợi ích riêng nhưng về cơ bản không đi ngược với những định hướng và nguyên tắc trong tôn chỉ mục đích của nhóm. Chỉ có Mỹ với những gì đã bộc lộ từ một vài năm nay đang cho thấy những bất đồng. Điều này khiến dư luận hoài nghi những mục tiêu mà Thượng đỉnh G20 lần này đặt ra khó đạt được sự đồng thuận cao.
Chính vì vậy, các nhà phân tích cho rằng G20 cần phải vừa thuyết phục Mỹ cùng đồng hành, vừa sẵn sàng về tâm thế, bản lĩnh và định hướng hoạt động kể cả khi không có sự đồng thuận và tham gia của Mỹ. Thách thức lớn đặt ra cho G20 hiện nay là phải gây dựng và tăng cường đồng thuận giữa các thành viên, phải vừa dựa trên chủ nghĩa đa phương để hoạt động và vừa phải dùng thành tựu đạt được để củng cố và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương.
Nếu như tại Thượng đỉnh G20 tại Argentina năm 2018, Mỹ và Trung Quốc đã ghi dấu ấn lớn khi đạt được một thỏa thuận “đình chiến” giúp hai nước có thêm thời gian để đàm phán nhằm tháo "ngòi nổ" chiến tranh thương mại, thì quá trình thương thảo đã bất ngờ quay trở về vạch xuất phát kể từ đầu tháng 5/2019. Giới chuyên gia lo ngại đây có thể là trở ngại khó vượt đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sẽ là trọng tâm chi phối hội nghị năm nay.
Theo IMF, các mức thuế trả đũa lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm giảm 0,5% GDP toàn cầu vào năm 2020, tương đương 455 tỷ USD. Trong khi đó, WB cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới xuống còn 2,6% trong năm nay, giảm 0,3% so với dự báo đưa ra hồi tháng 1/2019 và cũng thấp hơn nhiều mức tăng trưởng 3% của năm 2018 do quan ngại xung đột thương mại leo thang và các nền kinh tế lớn giảm tốc mạnh.
Đến nay, nhiều chuyên gia kinh tế vẫn kỳ vọng một thỏa thuận Mỹ-Trung về thương mại có thể sẽ đạt được tại Osaka lần này vì cả hai bên đều có động cơ để xoa dịu tranh chấp. Với Trung Quốc, thuế quan đang làm phức tạp việc quản lý của nước này về một nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại. Còn với Mỹ, Tổng thống Trump cũng đang phải đối mặt với sự biến động của thị trường chứng khoán, dữ liệu kinh tế và gia tăng sự tổn thương cho những đối tượng cốt lõi trong chiến thuật thuế quan.