发布时间:2025-01-11 07:42:03 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Linh Tâm
BPO - Đó là điều mà tất cả đàn ông,nh yketquabongda trực tiếp đàn bà, người già, trẻ nhỏ ở làng Đoài của tôi dành để nói về người phụ nữ ấy, về tình yêu vĩnh hằng mà bà dành trọn cho người mình yêu thương nhất, dẫu chưa một lần được môi kề má ấp với người yêu thương. Bởi thế, dù là người thô thiển nhất cũng chưa có ai ở làng Đoài dám cất lời bông đùa, cợt nhả với người phụ nữ mà cả làng gọi là o Phúc!
Làng Đoài của tôi, nếu là đàn bà, hễ không lập gia đình hoặc góa bụa sớm mà ở vậy thờ chồng thì được gọi là o. Đàn ông không lập gia đình thì gọi chú. Tên là Phúc, nhưng suốt cả cuộc đời, số ngày hạnh phúc của o Phúc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đó là ngày o Phúc được sinh ra trên đời, ngày o biết lẫy, biết bò, biết bập bẹ tiếng “mẹ” đầu tiên và cái ngày o mặc áo cưới - cho dù đám cưới không có chú rể!
Chuyện đám cưới của o Phúc vào những ngày đất nước mịt mù khói lửa chiến tranh, đến tận bây giờ người ta vẫn kể lại. Có người còn thêm mắm dặm muối cho thêm ly kỳ, hấp dẫn, nhưng cốt truyện hoàn toàn có thật, mà nhân vật chính là o Phúc và người chiến sĩ đã gửi lại xương cốt của mình trên dòng Thạch Hãn năm nào.
Khi Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 nhằm giành thắng lợi quyết định, buộc Mỹ chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp chiến tranh kéo dài thì trước đó, trên toàn miền Bắc thực hiện đợt tổng động viên với quy mô lớn chưa từng có. Đang là giáo viên môn Toán trường phổ thông trung học của huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, chàng trai Phạm Ngọc Sáng cùng bảy giáo viên nam trong trường được động viên ra trận. O Phúc khi ấy là Phó Bí thư đoàn xã và họ là cặp trai tài gái sắc, đẹp đôi nhất làng. Trước ngày thanh niên lên đường nhập ngũ, Xã đoàn tổ chức hội trại tòng quân. Lòng o Phúc rối bời vì sắp phải xa người yêu nhưng phải cố vui để tổ chức chương trình văn nghệ cùng các trò chơi vận động để tạo khí thế vui tươi, sôi nổi cho cả người đi và người ở. Phải đến khi kết thúc hội trại, họ mới tách khỏi đám đông và đi về phía cánh đồng để có những phút riêng tư dành cho nhau. Họ chậm rãi bước trên con đường vắng. Mảnh trăng đầu tháng hiền từ lơ lửng trên bầu trời mùa hạ khiến khung cảnh đồng quê yên ả đến nao lòng. Không kìm nén được lòng mình, họ ôm chầm lấy nhau.
- Anh yêu em!
- Em cũng rất yêu anh!
Họ trao nhau những nụ hôn nồng thắm. Và dẫu biết ngày mai, ngày kia, năm sau, năm sau nữa sẽ không còn những buổi tối tay trong tay như thế. Dẫu biết chiến tranh là biệt ly, loạn lạc, cả hai vẫn cố kìm nén để không đi quá giới hạn. Về khuya, sương đêm ướt mái đầu, Sáng cầm tay o Phúc, một chút lưỡng lự rồi thì thầm:
- Anh đi B không hẹn được ngày về. Anh chỉ sợ…
- Sợ gì anh?
- Sợ làm lỡ làng cuộc đời em. Nếu…
Nhưng Phúc đã bịt miệng Sáng bằng một nụ hôn cháy bỏng, không để anh nói hết câu. Phúc ôm chặt Sáng và nói rành rẽ:
- Anh cứ yên tâm đi chiến đấu, dù bao lâu, dù khi trở về anh không còn lành lặn, em vẫn chờ!
Nói rồi o Phúc mở chiếc túi vải đeo bên hông, đặt vào tay Sáng chiếc khăn thêu đôi chim bồ câu ngậm nhành oliu với dòng chữ màu tím “Em đợi anh về”, đoạn quả quyết:
- Mình về thôi. Mai anh còn đi sớm!
Lần chia tay cuối cùng ấy, o Phúc chỉ kể với người bạn thân của mình là o Hoan. Nhưng rồi từ o Hoan, cả làng đều biết họ đã thề non hẹn biển cùng nhau.
Sau thời gian huấn luyện, Phạm Ngọc Sáng cùng những người trai trẻ của tỉnh Thanh Hóa vào thẳng tuyến lửa Vĩnh Linh, biên chế vào Trung đội trinh sát kỹ thuật thuộc Sư đoàn 320B. Thời điểm ấy, Sư đoàn 320B có nhiệm vụ ngăn chặn các hướng tiến công của địch vào thành cổ Quảng Trị. Thư về cho Phúc, Sáng báo tin vui là hai trong số bảy đồng nghiệp cùng trường Quảng Xương được biên chế vào trung đội trinh sát. Thế là những giây phút nghỉ ngơi giữa hai trận đánh, những người thầy - người lính lại chuyền tay nhau những lá thư của người yêu, của gia đình và cùng say sưa tranh luận về những bài lượng giác, hình học, đại số khó ngay trên chiến hào, cứ như sinh hoạt chuyên môn ở trường vậy.
Cuối năm 1972, o Phúc vui mừng khi nhận được thư người yêu báo tin anh được cử đi công tác tại hậu cứ của Sư đoàn 320B tại Nông Cống (Thanh Hóa) và sẽ có 3 ngày thăm gia đình, sau đợt chiến dịch sẽ đi ngay. Tất nhiên, tin vui này bố mẹ Sáng cũng biết. Thế là hai bên gia đình bàn nhau tranh thủ thời gian này tổ chức đám cưới cho đôi trẻ, bởi không biết khi nào chiến tranh mới kết thúc. Thời chiến, thông tin chỉ dựa vào những lá thư mà đôi khi cả tháng trời mới tới được nơi cần đến. Được lãnh đạo địa phương và Xã đoàn đồng ý, hai gia đình cứ dựa vào thời gian ghi trong thư của Sáng để chuẩn bị cho lễ thành hôn.
Chỉ còn một ngày là đến ngày cưới nhưng Sáng vẫn chưa về. Cả o Phúc và hai gia đình như ngồi trên đống lửa vì không nhận được bất cứ thông tin gì của anh. Cùng thôn nên hai gia đình khá thân thiết và đều cảm thông với hoàn cảnh thời chiến. Cha của Sáng xin phép bố mẹ Phúc vẫn tiến hành đám cưới như đã định, bởi đó là ngày tốt nhất trong tháng và để khi Sáng về kịp, đôi trẻ sẽ có trọn ba ngày hạnh phúc bên nhau. Thời chiến, điều gì cũng có thể xảy ra nên một đám cưới không có chú rể vẫn được Phúc và gia đình nhà gái chấp nhận. Bởi từ ngày Sáng vào tuyến lửa, Phúc đã coi cha mẹ anh chính là cha mẹ của mình rồi.
Đám cưới thời chiến thật giản đơn với trầu cau, cây thuốc lá Sông Cầu, ít bánh kẹo và nồi nước chè xanh để bà con và thanh niên trong làng trong xã đến vui chung. Những lời chúc mừng hạnh phúc xen lẫn những tiếng thở dài cố nén trước hoàn cảnh éo le của đôi trẻ. Đám thanh niên thì không ngớt pha trò để không khí lúc nào cũng vui nhộn. O Phúc mặc chiếc áo phin nõn màu mỡ gà, quần sa-tin đen gượng cười rót nước mời khách mà mắt buồn vời vợi, cứ dõi nhìn ra con đường trước mặt. Rồi cũng đến lúc khách khứa ra về. Cả đêm hôm ấy, o Phúc chong đèn ngồi đợi, mắt trân trân nhìn đôi chim câu tung cánh trên bức tường buồng ngủ rồi ôm gối khóc. Và đêm sau, nhiều đêm sau nữa vẫn thế.
Một ngày đầu năm 1973, ông Bí thư Đảng ủy, anh Chỉ huy trưởng Quân sự xã cùng hai người mặc quân phục - là người của Huyện đội Quảng Xương đến nhà Sáng. Vừa thấy bốn người bước vào sân, cha của Sáng buông rơi chiếc điếu cày đang cầm trên tay rồi ngã ngồi xuống chiếc chõng tre. Bà Sáng đang nấu cám lợn trong bếp, nghe tiếng người vội bước ra. Và dù chưa ai nói gì, bà đã ngã quỵ xuống sân. Đêm đó, cả xóm Đoài dường như không ngủ. Người trong xóm thay nhau tới động viên gia đình. Chỉ o Phúc là vẫn giữ được bình tĩnh, bởi không hiểu sao Phúc không tin Sáng đã hy sinh. Cùng ngày, xã tổ chức lễ truy điệu cho liệt sĩ Phạm Ngọc Sáng cùng một liệt sĩ bên xóm Đình, nhưng Phúc vẫn xin cha mẹ chồng không lập bài vị vì tin rằng Sáng chưa mất. Dù tan nát ruột gan, cha mẹ Sáng vẫn cố chiều theo ý Phúc, cũng coi như tia hy vọng mong manh về sự sống còn của đứa con trai duy nhất của mình. Để quên đi nỗi lo lắng, bất an, Phúc lao vào công việc của Xã đoàn, của hợp tác xã và chăm sóc cha mẹ chồng đang ngày càng héo úa. Chỉ đêm về, Phúc mới ôm gối khóc cho đến lúc thiếp đi. Chiếc áo may ô cũ, đã thủng một lỗ trên lưng của Sáng được Phúc dùng làm khăn trải gối lâu ngày đã mủn.
Sáng vẫn không về.
Một ngày giáp tết Nguyên đán năm 1976, một chiếc xe hồng thập tự từ Trung tâm Chăm sóc thương binh nặng ở xã Quảng Thọ (Quảng Xương, Thanh Hóa) hú còi chạy vào thôn Đình và dừng trước sân nhà ông Bảo. Những người mặc blu trắng cẩn thận đưa từ xe xuống một người chỉ còn một bên mắt và cụt cả tứ chi. Đó chính là anh Toàn, con trai thứ hai của ông Bảo, đi B cùng đợt với Phạm Ngọc Sáng. Theo nguyện vọng của gia đình và thương binh hạng đặc biệt Lê Ngọc Toàn, Trung tâm Chăm sóc thương binh nặng đã đưa anh Toàn về đón tết cùng gia đình, qua tết lại đón lên trung tâm. O Phúc đang cắt cỏ ngoài đồng, nghe người làng nói liền quăng liềm chạy bổ về làng, đến cổng nhà ông Bảo đúng lúc chiếc xe hồng thập tự từ trong sân chạy ra. Phúc trân trân nhìn người đàn ông cụt cả tứ chi và chỉ còn một bên mắt trên chiếc ghế mềm đặt giữa sân rồi lao theo chiếc xe hồng thập tự. Tóc Phúc xổ tung trong chiều Đông lạnh lẽo, miệng méo xệch, tay chới với cố níu theo chiếc xe cứu thương và gào lên:
- Thế còn chồng tôi? Chỉ cần anh ấy còn sống thì dù thương tật cỡ nào tôi cũng chăm sóc anh ấy cả đời! Bao nhiêu việc đang chờ, sao anh lại không trở về? Anh ơi! Sáng ơi!
O Phúc ngất xỉu trên đường và được đưa vào trạm y tế xã cấp cứu.
Những thông tin về sự hy sinh của Phạm Ngọc Sáng được chính người bạn chiến đấu cùng làng, giờ là thương binh nặng Lê Ngọc Toàn xác nhận: Nhóm trinh sát ba người, do Sáng làm tổ trưởng khi thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt đã bị lộ và bị địch vãi đạn xối xả ngay bên bờ sông Thạch Hãn. Sáng cùng một đồng đội bị thương nặng và rớt xuống sông. Người còn lại nằm vắt nửa trên bờ nửa dưới nước, phải đêm sau mới được đồng đội bơi qua sông mang về chôn cất. Thế nhưng cứ vài ngày o Phúc lại sang nhà anh Toàn để hỏi đi hỏi lại chuyện về Sáng. Và dù anh Toàn đã khẳng định, Phúc vẫn không tin chồng mình đã hy sinh mà vẫn nghĩ Sáng chỉ bị thương rồi được cứu sống và đang ở đâu đó chứ anh không thể chết. Có biết bao điều Phúc vẫn đợi anh về để cùng làm!
Rồi o Phúc ốm thập tử nhất sinh, tóc rụng từng búi và tiếng nói bị khàn đục, cứ như dây thanh quản của o đã bị đứt khi gào khóc chạy theo chiếc xe hồng thập tự vào buổi chiều mùa Đông lạnh lẽo ấy. Cũng từ đó, o Phúc xác định người mình yêu thương nhất đã hy sinh. Trở thành góa phụ khi vẫn là thiếu nữ, o Phúc có lẽ là trường hợp đặc biệt về sự mất mát, hy sinh của người phụ nữ Việt Nam thời chiến nên lấy nước mắt của rất nhiều người. Nhìn cha mẹ Sáng ngày càng tiều tụy vì đứa con trai duy nhất không trở về, Phúc phải gồng lên để làm chỗ dựa tinh thần cho họ. Cha mẹ Sáng coi Phúc như con gái, muốn Phúc xây dựng hạnh phúc mới khi có vài anh bộ đội trở về sau cuộc chiến và ngỏ ý ngỏ lời, nhưng Phúc đều chối từ. Lần lượt đưa tiễn cha mẹ chồng về với tổ tiên, o Phúc trở thành bà Phúc. Trên bàn thờ, bên cạnh hình cha mẹ chồng, tấm hình thờ của anh Sáng được vẽ lại từ tấm hình chung của Trường THPT Quảng Xương trong đợt cắm trại mùa Hè năm 1971 hằng ngày hằng đêm vẫn lấp lánh nhìn bà Phúc với nụ cười tươi trẻ.
Căn nhà và mảnh vườn nhỏ cha mẹ chồng để lại, dưới bàn tay chăm chỉ của bà Phúc luôn xanh mướt cây trái, hoa màu. Những ngày lễ, tết căn nhà lại tràn ngập tiếng cười vui của các cháu thanh - thiếu niên trong làng, trong xã đến chơi và giúp bà chằm lại mái nhà hay dựng lại bức tường rào bị nghiêng, đổ. Năm tháng qua đi, căn nhà đã cũ kỹ lắm. Thôn, xã đã hai lần đề nghị xây dựng nhà tình nghĩa, nhưng bà Phúc đều từ chối. Bà muốn giữ lại kỷ niệm của người chồng thân yêu, bởi mỗi bức tường, mỗi lối đi nhỏ trong vườn như vẫn còn ấm bàn tay chăm chút của anh. Và không chờ đợi vào chính sách, bà Phúc đã tự chuẩn bị cho sự ra đi của mình. Một ngày tới thăm bà, tôi tá hỏa khi nhìn thấy cỗ áo quan sơn son thếp vàng đặt ở góc nhà. Gương mặt bà Phúc sáng bừng lên khi nhìn cỗ áo quan và hỏi “đẹp không?” trước đôi mắt đứng tròng của tôi. Bà nói nhất định sẽ gặp lại chồng mình khi về bên kia thế giới, bởi ở kiếp tạm này, hai người còn nợ nhau nhiều quá.
Chuyện tình của bà Phúc và người lính trẻ Phạm Ngọc Sáng ở làng Đoài của tôi, nếu vào tay một nhà văn, rất có thể sẽ trở thành tiểu thuyết. Nhưng tôi chỉ có thể kể lại nôm na như thế. Nhìn bà Phúc ve vuốt tấm hình thờ của người trai trẻ, tôi tự hỏi, tình yêu là gì mà biết bao nhà văn, nhà thơ đã tốn nhiều công sức, giấy mực để hoài cảm, để ngợi ca và để nhân loại phải buồn đau, thổn thức? Rồi lại tự hỏi, thời đất nước binh đao, khói lửa, có bao nhiêu đám cưới không có chú rể, bao thiếu nữ vì một câu thề ước “Em đợi anh về” mà dành cả cuộc đời để chờ đợi người mình thương? Và có phải khi đất nước lâm nguy mới có những chàng trai mang tên người lính, có những nỗi nhớ mang tên hậu phương, có những trái tim mang tên thủy chung. Và trên hết, có những tình yêu mang tên Tổ quốc!?
相关文章
随便看看