您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【đá banh trực tiếp ngày hôm nay】Thế giới nâng cao cảnh giác với bệnh đậu mùa khỉ 正文

【đá banh trực tiếp ngày hôm nay】Thế giới nâng cao cảnh giác với bệnh đậu mùa khỉ

时间:2025-01-10 18:54:45 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Cảnh giác trước mọi nguy cơ bùng phát dịch đậu mùa khỉDấu hiệu nhận biết của người mắc bệnh đậu mùa đá banh trực tiếp ngày hôm nay

Cảnh giác trước mọi nguy cơ bùng phát dịch đậu mùa khỉ
Dấu hiệu nhận biết của người mắc bệnh đậu mùa khỉ
Dấu hiệu nhận biết của người mắc bệnh đậu mùa khỉ

Điều này đồng nghĩa với việc WHO coi sự bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ là mối đe dọa đến sức khỏe toàn cầu, và các nước cần phối hợp để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và tài trợ để ngăn chặn bệnh lây lan.

Thế giới đã ghi nhận hơn 16.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở 75 nước, trong đó, hầu hết các ca bệnh được ghi nhận kể từ tháng 5/2022 tới nay đều là ở châu Âu, đặc biệt là trong nhóm nam giới có quan hệ đồng tính. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện ở Israel, UAE, hay một số quốc gia ở vùng châu Mỹ như Mỹ, Argentina, Canada… Tất cả các ca tử vong cho tới nay (5 ca) đều được ghi nhận ở châu Phi, nơi từng nhiều lần phát hiện các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ.

Trước đây, những trường hợp virus đậu mùa khỉ lây từ người sang người là tương đối hiếm, nhưng hiện nay, virus này đang lây lan mạnh trong cộng đồng. Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, nguy cơ do bệnh đậu mùa khỉ gây ra hiện nay trên toàn cầu là vừa phải, nhưng mối đe dọa cho châu Âu ở mức cao. WHO cũng lo ngại về số ca bệnh có thể "ẩn mình" ở nhiều nước, do năng lực xét nghiệm đậu mùa khỉ toàn cầu còn rất hạn chế. Đó cũng là nguyên nhân WHO nhấn mạnh vai trò của các quốc gia có năng lực sản xuất thiết bị chẩn đoán, vắc xin và thuốc điều trị san sẻ nguồn lực, hỗ trợ các quốc gia khác "dựa trên nhu cầu sức khỏe cộng đồng, sự đoàn kết".

Hiện Mỹ đã tiến hành tiêm vắc xin cho những người đã tiếp xúc gần với các ca bệnh đậu mùa khỉ. Có 2 loại vắc xin được Mỹ cấp phép là: ACAM2000 và JYNNEOS - những loại vắc xin này ban đầu được phát triển để chống bệnh đậu mùa.

Tại Pháp, Cơ quan Y tế quốc gia đã phát động chiến lược tiêm chủng phòng bệnh đậu mùa khỉ cho những người trưởng thành có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có cả nhân viên y tế. Chương trình tiêm chủng gồm 2 hoặc 3 mũi đối với các bệnh nhân không có khả năng miễn dịch, với mỗi mũi tiêm cách nhau 28 ngày.

Còn tại Đức, theo những "khuyến cáo khẩn cấp" liên quan tới bệnh đậu mùa khỉ, những người mắc bệnh này nên cách ly ít nhất 21 ngày và bệnh nhân phải hết mọi triệu chứng trước khi hết thời gian cách ly. Khuyến cáo cách ly 21 ngày cũng được áp dụng với các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Trong khi đó, Cơ quan An ninh y tế Anh đã đưa ra hướng dẫn chính thức về những biện pháp người dân cần làm khi có triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ hoặc nghi đã tiếp xúc với người bệnh. Những người mắc bệnh hiện nay sẽ được cách ly tại nhà hoặc tại một khu cách ly riêng trong bệnh viện. Công tác truy vết tiếp xúc cũng sẽ được triển khai.

Ở châu Á, Bộ Y tế Ấn Độ phối hợp các cơ quan soạn thảo hướng dẫn điều trị và phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Còn tại Malaysia, việc kiểm tra sức khỏe đã được thắt chặt ở tất cả các điểm nhập cảnh, đặc biệt là đối với du khách quốc tế đến từ các quốc gia có các ca bệnh. Thái Lan đã thực hiện các bước đối phó bệnh đậu mùa khỉ kể từ tháng 5, mặc dù trường hợp mắc bệnh đầu tiên chỉ được xác nhận vào tuần trước…

Theo Giám đốc các chương trình khẩn cấp của WHO Mike Ryan, việc WHO đưa ra quyết định bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu nhằm bảo đảm cộng đồng quốc tế quan tâm tới các đợt bùng phát hiện nay một cách nghiêm túc. Do đó, tuyên bố khẩn cấp của WHO có thể giúp các nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới (WB) có sẵn quỹ để mua vắc xin cũng như tiến hành các hoạt động khác ngăn chặn dịch bệnh bùng phát ở cả phương Tây và châu Phi. Hiện nay, hãng dược phẩm Bavarian Nordic của Đan Mạch là nhà sản xuất vắc xin ngừa bệnh đậu mùa khỉ duy nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, ông Mike Ryan cũng nhấn mạnh vắc xin đậu mùa khỉ cần thời gian để phát huy tác dụng, và có thể mất đến 3 tuần. Do đó, việc tiêm phòng không mang lại sự bảo vệ tức thì cho người được tiêm và cách tốt nhất để tránh nhiễm bệnh là tránh tiếp xúc với virus.