当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【lich thi laliga】Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ về công khai ngân sách

Điểm xếp hạng của trụ cột công khai ngân sách tăng mạnh

Ngày 1/7,ệtNamđạtđượcnhiềutiếnbộvềcôngkhaingânsálich thi laliga Trung tâm Phát triển và hội nhập (CDI) phối hợp với Liên minh Minh bạch ngân sách (BTAP), Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) tổ chức Hội thảo công bố Chỉ số công khai ngân sách quốc gia (OBI) của Việt Nam và Chỉ số công khai ngân sách bộ, cơ quan trung ương (MOBI) cho năm 2019.

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Ngô Minh Hương – Giám đốc CDI cho biết, khảo sát công khai ngân sách (OBS) là khảo sát đánh giá độc lập dựa trên bằng chứng, sử dụng các tiêu chí quốc tế về minh bạch ngân sách, trong đó có tính chủ động cung cấp thông tin về ngân sách của Chính phủ và khả năng tiếp cận thông tin ngân sách của công chúng; cơ hội chính thức cho công chúng tham gia vào quy trình ngân sách và vai trò của các cơ quan giám sát ngân sách như cơ quan lập pháp và cơ quan kiểm toán trong quy trình ngân sách.

Khảo sát OBS do Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) phối hợp với các tổ chức xã hội độc lập tại hơn 100 quốc gia trên thế giới thực hiện. Tại Việt Nam, CDI là đối tác của IBP thực hiện khảo sát OBS.

Cũng theo bà Hương, kể từ khi bắt đầu tham gia khảo sát OBS vào năm 2006, sau 7 kỳ khảo sát, điểm số OBI của Việt Nam có xu hướng tăng và giảm nhẹ qua các kỳ đánh giá 2010 - 2017 và tăng nhanh trong kỳ khảo sát OBS 2019. Theo đó, kết quả của khảo sát OBS 2019 cho thấy, điểm xếp hạng của Việt Nam có sự cải thiện ở cả 3 trụ cột: công khai minh bạch ngân sách, sự tham gia và giám sát ngân sách.

Cụ thể, ở trụ cột về công khai minh bạch ngân sách, điểm xếp hạng của trụ cột này đã tăng mạnh đạt 38/100 điểm, tăng 23 điểm so với kỳ đánh giá 2017. Sự tăng điểm mạnh ở trụ cột công khai ngân sách đã góp phần giúp Việt Nam tăng 14 bậc xếp hạng về công khai minh bạch ngân sách, đưa Việt Nam lên vị trí 77/117 nước.

Việt Nam cũng đã thực hiện công bố 7 trong 8 tài liệu ngân sách chủ chốt cần được công khai theo thông lệ tốt của quốc tế. Nội dung thông tin được cung cấp trong 7 tài liệu được công bố cũng đầy đủ hơn so với kỳ khảo sát OBS 2017.

Đối với trụ cột về sự tham gia trong OBS 2019, điểm trung bình về sự tham gia của 117 quốc gia tham gia khảo sát là 14/100 điểm. Việt Nam đạt 11 điểm, tăng 4 điểm so với kỳ khảo sát OBS 2017.

Ở trụ cột về giám sát ngân sách, Việt Nam là 1 trong số 30 nước có xếp hạng “đầy đủ” về vai trò giám sát của Quốc hội và Kiểm toán Nhà nước trong giám sát ngân sách nhà nước (NSNN), với điểm xếp hạng chung là 74/100 điểm, tăng 2 điểm so với kỳ khảo sát 2017.

OBI 2019
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thiện Trần

Từ góc độ đơn vị đối tác của IBP thực hiện khảo sát OBS 2019, bà Hương cho rằng, kết quả này cho thấy Chính phủ và Bộ Tài chính đã rất nỗ lực thực hiện các cam kết công khai thông tin về quản lý và sử dụng nguồn lực công, để người dân có thể tham gia thảo luận về ngân sách với những cải cách về pháp luật và thể chế quản trị ngân sách theo hướng minh bạch hơn.

“Minh bạch ngân sách là công cụ giúp tăng niềm tin của người dân với Nhà nước. Ngân sách phân bổ cho các chính sách và chương trình được công khai cho người dân sẽ giúp cho việc thực thi chính sách được tốt hơn, từ đó tăng niềm tin của người dân với Nhà nước. Khi Nhà nước minh bạch ngân sách, đặc biệt là minh bạch việc phân bổ và sử dụng NSNN cũng sẽ giúp người dân giám sát được việc tiền đóng thuế của họ được sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả hơn. Đồng thời, việc công khai, minh bạch NSNN ngày càng được cải thiện, tăng cường cũng sẽ giúp tăng niềm tin của các đối tác phát triển đối với việc quản lý ngân sách của Việt Nam” – bà Hương nhấn mạnh.

Tiếp tục đẩy mạnh công khai, minh bạch ngân sách

Chia sẻ về kết quả OBI 2019, từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, bà Đinh Thị Mai Anh – Trưởng phòng Quản lý NSNN - Vụ NSNN - Bộ Tài chính cho biết, để đạt được bước tiến đáng ghi nhận nêu trên, trước hết là do Luật NSNN năm 2015 (có hiệu lực từ năm ngân sách 2017) với những quy định về phạm vi, đối tượng, nội dung và hình thức công khai đã được mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây, đặc biệt là việc công khai số liệu và báo cáo thuyết minh về dự toán NSNN khi Chính phủ trình Quốc hội…

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng ghi nhận sự đóng góp tích cực của các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự, các nhà khoa học trong quá trình xây dựng chính sách pháp luật và tổ chức thực hiện công khai ngân sách; đặc biệt là vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và sự quan tâm của người dân đối với công tác công khai ngân sách, từ đó góp phần tăng tính minh bạch, hiệu quả, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hướng tới các mục tiêu phục vụ xã hội, cộng đồng một cách tốt nhất.

Ngoài việc mở chuyên mục Công khai ngân sách trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, để công khai các tài liệu, số liệu về NSNN, Bộ Tài chính còn mở chuyên mục Hỏi và đáp để tiếp nhận và giải đáp kịp thời, đầy đủ các ý kiến thắc mắc, góp ý kiến của người dân…

Đại diện Vụ NSNN cũng cho biết, để thực hiện tốt hơn công tác công khai NSNN, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ những nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý về công khai tài chính – NSNN, hướng tới chuẩn mực quốc tế, như: công khai các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; công khai chi tiết kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm; công khai các dự báo về tình hình thực hiện NSNN cả năm từ giữa năm ngân sách…

Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công khai ngân sách để tạo điều kiện tối đa cho người dân được tiếp cận và khai thác thông tin NSNN.

Thứ ba, tăng cường việc kiểm tra, giám sát thực hiện công khai ngân sách của các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị sử dụng ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của Luật NSNN.

Thứ tư, phối hợp tích cực với các cơ quan thông tấn báo chí, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân, để nâng cao hiểu biết và thu hút sự quan tâm của người dân đối với hoạt động NSNN, giúp người dân thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát trong quá trình quản lý, sử dụng NSNN của các ngành, các cấp.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng kiến nghị IBP cần rà soát, sửa đổi các tiêu chuẩn, yêu cầu về minh bạch ngân sách để đảm bảo vừa đáp ứng thông lệ tốt của thế giới, vừa phù hợp với đặc thù quốc gia.

Ví dụ, ở trụ cột 2 – sự tham gia của người dân, theo IBP, các tiêu chuẩn này dựa trên thông lệ tốt của các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế), trong đó khuyến khích Chính phủ cần đẩy mạnh các cuộc tham vấn trực tiếp để lấy ý kiến người dân về các quy trình ngân sách trong năm. Tuy nhiên, với điểm số trung bình toàn cầu mới chỉ đạt 14/100, trung bình khối các nước OECD cũng chỉ đạt 22 điểm, trung bình khối các nước ngoài OECD đạt 12 điểm (Việt Nam đạt 11/100)… cho thấy, yêu cầu này rất khó thực hiện được ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt ở các quốc gia kém và đang phát triển, khi mà trình độ dân trí còn thấp, sự quan tâm của người dân về các vấn đề tài chính quốc gia chưa nhiều.

Bởi vậy, để thực hiện được các tiêu chuẩn đó, cần có thời gian để các quốc gia tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và sự quan tâm của người dân, thông qua hoạt động công khai rộng rãi trên internet, báo chí, truyền thông và các ấn phẩm bỏ túi (báo cáo ngân sách công dân)…./.

Diệu Thiện

分享到: