Empire777Empire777

【trận đấu granada cf】Nỗi lo từ tăng trưởng tín dụng

noi lo tu tang truong tin dung

Cần thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa để tránh gây áp lực lên lạm phát. Ảnh: Trần Việt


Nới lỏng chính sách

Một điều dễ nhận thấy là trong nửa đầu năm nay,ỗilotừtăngtrưởngtíndụtrận đấu granada cf NHNN đã có những điều hành tiền tệ khá hợp lý, giúp ổn định mặt bằng lãi suất, hỗ trợ ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục, nhưng vẫn bảo đảm kiểm soát lạm phát. Theo đó, với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong 6 tháng đầu năm, mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm đạt 18-20% là khả thi.

Ngoài ra, cơ cấu tín dụng phù hợp với chủ trương chống “đô la hóa” của Chính phủ. Tín dụng tiếp tục tập trung vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ có hiệu quả hơn cho tăng trưởng kinh tế, tín dụng bất động sản và các lĩnh vực rủi ro được kiểm soát.

Còn theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) tại Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý II-2016, hai quý đầu năm, nhu cầu huy động tăng cao, đẩy tăng trưởng huy động lên mức 8,23% so với cuối năm 2015. Đặc biệt, khối lượng tiền tệ tăng đáng kể trong 6 tháng đầu năm nay. Cung tiền (M2) tăng 8,07% so với cuối năm 2015, cao hơn nhiều so với cùng kỳ hai năm trước.

“Điều này cho thấy NHNN đã thực hiện những bước đi nới lỏng tiền tệ đầu tiên. Cụ thể, hoạt động trên thị trường mở (OMO) và kênh tín phiếu diễn ra khá sôi nổi trong quý II. NHNN đã bơm ròng khoảng 32.000 tỷ đồng qua kênh OMO”, báo cáo nêu rõ.

Đặc biệt, nhờ tốc độ tăng trưởng cao như trên, lợi nhuận của nhiều ngân hàng thương mại trong 6 tháng đầu năm cũng đạt những con số đáng kể. Tiêu biểu như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tính đến cuối tháng 6, huy động vốn tăng 6,72% so với 2015, đạt 102% kế hoạch 6 tháng và đạt 92,93% kế hoạch cả năm. Tại Ngân hàng TMCP Tiên phong (TPBank), 6 tháng đầu năm, tín dụng tăng trưởng 18%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trường chung của toàn ngành…

Nguy cơ lạm phát


Tình hình tín dụng 6 tháng đầu năm đã mang lại nhiều kết quả khả quan cũng như tín hiệu lạc quan cho tăng trưởng của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, các chuyên gia lại đặt ra nhiều lo ngại về khả năng lạm phát, khi thường vào thời điểm cuối năm, nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế sẽ còn tăng mạnh hơn.

Đặc biệt, mới đây, NHNN đã ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Theo đó, NHNN đã kéo giãn thời gian áp dụng tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, khi giữ nguyên 60% đến 31-12-2016 rồi hạ dần xuống 50% từ 1-1-2017 và hạ xuống còn 40% từ 1-1-2018.

Vì thế, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho rằng, mức tăng trưởng tín dụng cao như hiện nay có thể dẫn tới tăng trưởng nóng. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, tăng trưởng tín dụng chưa hẳn đã hiệu quả mà còn có thể làm tăng bất ổn cho nền kinh tế vĩ mô, gây áp lực lên lạm phát, khiến các ngân hàng tăng lãi suất. Như vậy, luồng tiền sẽ đổ vào các thị trường tài sản như chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ… chứ không đổ vào sản xuất – kinh doanh, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

Trong ngày 24-7, Tổng cục Thống kê đã công bố lạm phát cơ bản (loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) 7 tháng đầu năm ở mức 1,81%, rất sát với mức 1,82% CPI bình quân. Điều này cho thấy yếu tố tiền tệ đang chi phối rất lớn đến lạm phát năm nay.

Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Lê Xuân Nghĩa, nếu không kiểm soát tốt, lạm phát có thể sẽ tăng khi giá các mặt hàng đang có xu hướng tăng dù mức độ chưa lớn như trước đây, điều này sẽ kéo theo lãi suất tăng trở lại. Trên thực tế, lãi suất cho vay trong lĩnh vực bất động sản, tiêu dùng… tại một số ngân hàng đã tăng trở lại, khoảng 0,5-1% từ đầu năm đến nay.

Trước tình hình trên, các chuyên gia đều nhấn mạnh đến giải pháp thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa để tránh gây áp lực lên lạm phát. Đây cũng là yêu cầu của Chính phủ khi giao cho NHNN phải xây dựng kịch bản điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo việc kiểm soát lạm phát tăng không quá từ 4-5% trong năm 2016. Trong đó, Chính phủ yêu cầu tăng dư nợ tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, có biện pháp quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng. Tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, nhất là các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, giám sát chặt chẽ và cảnh báo tổ chức tín dụng có quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng cao đối với lĩnh vực đầu tư bất động sản.

Nhìn chung, tăng trưởng tín dụng cao không hẳn là một tín hiệu lạc quan khi mà các ngân hàng nếu quá chú trọng vào con số tăng trưởng mà quên mất chất lượng tín dụng. Bởi tăng trưởng tín dụng nóng và ồ ạt rất dễ dẫn đến nợ xấu – nỗi ám ảnh và “nút thắt” chưa được giải quyết tận gốc của hệ thống ngân hàng hiện nay.

赞(347)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【trận đấu granada cf】Nỗi lo từ tăng trưởng tín dụng