Mượn ý thơ của một kẻ tao nhân mặc khách xưa mà cố tình hình dung lại cái bóng những con người xa xứ đăm đăm tư lự tuổi xế chiều. Họ có thể đang cư trú và mưu sinh ở một phương trời nào khác không phải là Huế,ẩngđầunhìntrăngsácúp các câu lạc bộ nam mỹ không phải là nơi chôn nhau cắt rốn. Núi rừng Tây Nguyên chẳng hạn. Rồi tít tận bên kia đại dương. Hoặc chỉ gần đây thôi gần lắm mà cũng biền biệt lắm dẫu cách mỗi một trăm dặm đường, một Hải Vân quan.
Ấy thế mà, xa không xa, gần cũng chẳng thể gần hơn được nữa. Tôi còn nhớ cũng khoảng chừng thời điểm này năm ngoái, người đàn ông ấy chạy xe máy vượt đèo mùa mưa gió chỉ vì muốn được nhìn thấy mẹ già trăm tuổi một lần cuối cũng đành nuốt ngược nước mắt muộn mằn. Mẹ đi. Quê hương là mẹ. Mẹ là quê hương. Nhìn về phía biển có thể thấy nụ cười thấp thoáng của mẹ dưới chiếc nón lá những ngày gánh gồng cá mắm chợ xa, chợ gần thay người chồng đã mất vì bom rơi đạn nổ, nuôi lớn đàn con. Nhìn về phía biển là thấy cả tháng năm tuổi thơ chân đất đầu trần cơm áo chưa đủ no. Và nhìn về phía biển để thấy những mảnh trời chiều lặng lẽ bên tiếng sóng vỗ bờ, tiếng gió xôn xao dưới rặng thùy dương lấp lánh ánh nắng.
Tôi biết hẳn là còn có một người đàn ông khác bên kia bờ đại dương, cách đây dăm năm trở về vẫn còn được nhìn thấy mẹ, vẫn còn đàn hát say mê bên mẹ, bên anh chị em và con cháu điệp khúc “nghìn trùng xa cách,…”, mà đau đáu khoảnh khắc khi hoàng hôn buông xuống. Rồi mùa mưa năm ngoái, người đàn ông thứ ở bên kia bờ đại dương nhìn mẹ được nhập liệm qua màn hình điện thoại, không nén nổi giọt nước mắt, “… người đã đi rồi”, khúc đàn năm xưa cũng đã thành hiện thực, mẹ đã hóa mây khói hư vô giữa bốn phương trời.
Người Huế nào dẫu có đi đâu biền biệt cũng nghe chạnh lòng thương nhớ, dù chỉ một giọng hát, câu hò Huế bất chợt đâu đó cất lên. Nhắc đến thứ giọng nói đặc trưng ấy, đôi lần tôi thắc mắc, tôi không sinh ra và lớn lên ở nơi này, nhưng mỗi lần trở về với quê hương làng biển, lại tự khắc chuyển đổi trong cách nói, cách giao tiếp với bà con chú bác, bằng những yêu thương kỳ lạ. Không phải tôi lạc đề, trong tâm tư của người xứ Huế xa quê, chất giọng cũng là một phần máu thịt chẳng thể nào xóa mờ. Như cha tôi, đứa con trai thứ ba của người đàn bà xứ Huế cũng làm thân kẻ xa quê, cũng đau đáu trong tâm tưởng một mảnh tình nặng trĩu đến bạc đầu như màu của ánh trăng. May mắn thay, cha tôi được ghé vai nâng đỡ hơi thở cuối của mẹ già trước phút lìa xa nhân thế.
Dăm ba ngày quay về chốn rừng núi, rồi lại khăn gói rời đi, tôi mới liếc nhìn những sợi tóc bạc trắng lưa thưa trên đầu cha, đôi mắt đầy dấu vết của thời gian gập ghềnh. Bất giác tôi hình dung thời khắc cách đây ít tháng, cha đứng quan sát lễ hạ huyệt một đứa em trong họ, đôi mắt kia chùng lại, mái đầu đó cúi xuống. Tôi nghĩ làm sao vượt thoát được những muộn phiền của tuổi tác? Và một đời người được mấy lần quay trở về với quê nhà, với hương khói ông bà tiên tổ?
Bây giờ, thỉnh thoảng hình dung nhớ lại, chạnh lòng thương những đêm trăng sáng trên biển, nơi làng quê tôi đã đi về suốt năm tháng tuổi thơ cho đến khi căn nhà của nội không còn nội ở đó nữa. Tôi thích nghe bà con, chú bác hài hước râm ran giọng Huế kể chuyện đời xưa, kể chuyện xóm làng. Nhưng có khi tôi xót xa nhìn cha đăm chiêu tư lự những đêm trăng non, trăng già, ở làng biển ngày còn nghe tiếng nội cười giòn tan, ngày không phải ngóng trông như cha bây giờ mà “cúi đầu nhớ cố hương”.
Trần Băng Khuê