Cụ thể,ứngkhoánthuhẹpđàtăthứ hạng của newell's old boys VN-Index đóng cửa đạt 494,1 điểm, tăng 0,11 điểm (tương đương 0,02%). Thanh khoản toàn sàn đạt 43,5 triệu đơn vị, trị giá 952,9 tỷ đồng.
Tại thời điểm đóng cửa, rổ VN30 (nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn TP.HCM) có 11 mã tăng giá. Trong đó, GMD (Công ty CP Đại lý Liên hiệp Vận chuyển) và PGD (Công ty CP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam) cùng tăng 1.100 đồng, HSG (Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen) tăng 1.400 đồng, BVH (Tập đoàn Bảo Việt) tăng 800 đồng, HAG (Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai) tăng 300 đồng…
Trong nhóm ngân hàng, CTG (Ngân hàng Công thương) tăng 200 đồng, MBB (Ngân hàng Quân đội) tăng 100 đồng; STB (Ngân hàng Sacombank) giảm 100 đồng; hai mã VCB (Ngân hàng Ngoại thương) và EIB (Ngân hàng Eximbank) cùng đứng giá tham chiếu.
Nhiều mã vốn hóa khác đóng cửa giảm giá khiến đà tăng của thị trường bị thu hẹp. Cụ thể, MSN (Công ty CP Tập đoàn Masan) giảm 2.000 đồng, DPM (Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí) giảm 300 đồng, REE (Công ty CP Cơ điện lạnh) giảm 100 đồng. Cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup cũng giảm giá 500 đồng, khối lượng khớp lệnh vẫn đạt mức cao với 2,47 triệu đơn vị.
Cổ phiếu bất động sản và xây dựng cũng “mất lửa” so với phiên giao dịch trước đó, cuối phiên đa phần đóng cửa tại mức bằng hoặc thấp hơn giá tham chiếu. Cụ thể, LCG (Công ty CP Licogi 16) và HQC (Công ty CP Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân) cùng giảm 100 đồng, ASM (Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang) giảm 200 đồng, NVN (Công ty CP Nhà Việt Nam) giảm sàn 100 đồng… Các mã SJS (Công ty CP Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà), KBC (Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc), ITA (Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo) cùng đứng giá tham chiếu.
Kém tích cực hơn sàn TP.HCM, chỉ số HNX-Index của sàn Hà Nội cuối phiên để mất 0,09 điểm (tương đương 0,14%), lùi về 63,03 điểm. Thanh khoản tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 19 triệu đơn vị, trị giá 148 tỷ đồng.
Nguyễn Hiền