当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【mẹo chơi bắn cá online】Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công 正文

【mẹo chơi bắn cá online】Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công

来源:Empire777   作者:Nhận Định Bóng Đá   时间:2025-01-10 09:24:49

ppp

Nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn rất lớn.

Quá trình triển khai các dự án xảy ra rất nhiều bất cập mà phần lớn xuất phát từ việc chưa phân định rõ trách nhiệm,ậtĐầutưtheophươngthứcđốitáccômẹo chơi bắn cá online quyền lợi của cả hai bên, nhà nước và nhà đầu tư. Đây là vấn đề đang được quan tâm khi dự thảo Luật PPP sắp được trình ra Quốc hội vào cuối năm.

Nhìn nhận về PPP còn như “thầy bói xem voi”

Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong giai đoạn 2017 - 2030 vào khoảng 480 tỷ USD. Bà Linn Tho, chuyên gia về PPP của Ernst & Young Singapore nhận định, Việt Nam đã sử dụng 5,7% GDP cho phát triển cơ sở hạ tầng, đứng đầu các nước trong khu vực và khó có thể tăng thêm. Vì vậy, Việt Nam cần thu hút khu vực tư nhân, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào dự án PPP nhằm thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng so với các nước trong khu vực và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Trung, thời gian qua đã có 336 dự án PPP được thực hiện, trong đó có 140 dự án BOT (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao). Mặc dù còn nhiều tồn tại nhưng các dự án PPP đã góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Tuy vậy, các dự án PPP hiện nay chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư nên trong dự thảo Luật PPP đã đưa ra các cơ chế bảo lãnh của Chính phủ như bảo lãnh việc chuyển đổi ngoại tệ, bảo lãnh cơ chế chia sẻ rủi ro.

Tuy nhiên, theo ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sự hiểu biết, nhìn nhận về hình thức đầu tư PPP lâu nay còn sai lệch, mỗi nơi một kiểu như “thầy bói xem voi”, dẫn đến loại hình đầu tư này đã gây ra nhiều bất cập. Do đó, rất cần phải có quy định luật hóa cụ thể vấn đề này. “BOT là rất tốt, nhưng vì thiếu quy định, không có hiểu biết đúng đắn, dẫn đến tình trạng lộn xộn thời gian qua. Bây giờ có luật dù muộn, nhưng muộn còn hơn không”, ông Đặng Huy Đông nhận xét.

Trong các vấn đề được bàn thảo về dự án Luật, ông Đặng Huy Đông nhấn mạnh nguyên tắc quan trọng là đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng nhượng quyền để đầu tư, xây dựng dự án PPP. Theo ông, đối với dự án BOT, quan trọng nhất là bản hợp đồng, đó là văn bản pháp luật mà nhà nước phải thực hiện. Nếu muốn thu hút nhà đầu tư, thì mỗi hợp đồng nhượng quyền phải là văn bản pháp luật của quốc gia đó với nhà đầu tư. Trong trường hợp có sự thay đổi thì phải làm rõ trách nhiệm, bồi thường cụ thể.

Nguyên tắc tôn trọng hợp đồng PPP

Đây cũng là vấn đề được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề cập khi góp ý cho dự thảo Luật. Theo VCCI, về nguyên tắc, các hợp đồng PPP là hợp đồng giữa nhà nước và nhà đầu tư. Hợp đồng này ràng buộc trách nhiệm của toàn bộ Nhà nước Việt Nam chứ không chỉ dừng lại ở trách nhiệm của cơ quan hay người đại diện ký hợp đồng, trừ khi chứng minh được có gian dối khi ký hợp đồng. Đây là nguyên tắc được thừa nhận đương nhiên trong pháp luật hợp đồng và thực tiễn xét xử các tranh chấp hợp đồng PPP.

Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, nhiều chủ đầu tư phản ánh tình trạng thiếu tôn trọng hợp đồng PPP từ các cơ quan nhà nước. Một số cơ quan đưa ra yêu cầu với chủ đầu tư trái với nội dung hợp đồng và cho rằng hợp đồng đó do cơ quan khác ký nên không ràng buộc cơ quan mình. “Điều này gây rất nhiều phiền toái cho các nhà đầu tư vì họ lại mất thời gian giải thích cho các cơ quan nhà nước pháp luật hợp đồng. Nguy hại hơn, thực tế này khiến môi trường đầu tư các dự án PPP tại Việt Nam rất rủi ro, khó thu hút nhà đầu tư”, VCCI cho biết.

Để tránh tình trạng này, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định theo hướng nguyên tắc rằng các cơ quan, cán bộ nhà nước, dù đại diện ký hay không ký hợp đồng PPP đều phải tôn trọng nội dung của hợp đồng PPP và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng.

Từ phía quan điểm của doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Phòng Pháp chế, VCCI cho rằng, để kêu gọi đầu tư vào dự án PPP bằng các cơ chế khuyến khích, ưu đãi chưa đủ mà Nhà nước phải sòng phẳng với nhà đầu tư. “Cảng hàng không do doanh nghiệp bỏ tiền ra làm đã hoàn thành nhưng đường băng cho tàu bay cất, hạ cánh, Nhà nước lại không làm thì ai bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư? Cây cầu do doanh nghiệp bỏ vốn ra làm đã hoàn thành, nhưng đường dẫn lên cầu thuộc trách nhiệm đầu tư của Nhà nước thì mấy năm mới xong, trong thời gian cây cầu không đưa vào khai thác do không có đường lên cầu thì ai chịu”, ông Đậu Anh Tuấn nêu các ví dụ.

Theo ông Đặng Huy Đông, trước đây do chưa có luật, các văn bản dưới luật quy định thiếu chặt chẽ nên dẫn đến tình trạng có cầu nhưng lại thiếu đường lên cầu, phần thua thiệt luôn thuộc về phía doanh nghiệp. Luật Đầu tư PPP cần phải quy định rõ, trong hợp đồng được ký kết giữa Nhà nước và doanh nghiệp phải quy định cụ thể việc xử lý vấn đề này trên nguyên tắc bên nào gây ra thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường, Nhà nước phải sòng phẳng với doanh nghiệp mới thu hút được doanh nghiệp bỏ vốn làm PPP, ông Đặng Huy Đông nhấn mạnh.

Dự kiến ngày 16/9 tới, tại phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ lần đầu tiên cho ý kiến về dự án Luật PPP. Sau đó, Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật này vào kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2019 và dự kiến sẽ thông qua vào kỳ họp thứ 9, tháng 5/2020.

D.A

标签:

责任编辑:Nhận Định Bóng Đá