Nhiều nguyên nhân tác động gây tăng giá những tháng cuối năm được Cục Quản lý giá đưa ra đó là do đẩy mạnh giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản,ácảsẽổnđịnhtrongthásin88.tel lượng kiều hối, tiền thưởng cuối năm tăng, mùa cao điểm sản xuất, chế biến và dự trữ thực phẩm cũng như hàng hóa phục vụ dịp Tết.
Ngoài ra, một số địa phương và bệnh viện tuyến trung ương điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh tác động đến nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng sẽ tác động đến rổ hàng hóa chung. Bởi theo Bộ Y tế, trong tháng 11 sẽ có 5 bệnh viện tăng giá dịch vụ y tế cũng sẽ là yêu tố tác động gây tăng giá.
Tuy nhiên, chỉ có 2 nhóm hàng hóa là thực phẩm tươi sống và khí hóa lỏng được dự báo là sẽ tăng trong tháng này. Nhóm hàng thực phẩm tươi sống trên thực tế thời gian qua có xu hướng giảm nhẹ và ổn định. Nguyên nhân tăng nhẹ trong tháng 11 này là do nhu cầu có thể tăng cao khi các DN tăng cường mua các loại thực phẩm tươi sống để sản xuất chế biến phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới.
Nhạy cảm nhất và được dự báo tăng đó là mặt hàng khí hóa lỏng. Trên thế giới, giá mặt hàng này tăng (4,47%) từ ngày 1-10-2012, cộng với mức phụ phí thị trường tăng, các DN kinh doanh khí hóa lỏng trong nước từ ngày 1-10 đã tăng giá bán lẻ từ 13.500- 16.590 đồng/bình 12 kg tùy từng nhãn hiệu. Dự báo trong tháng 11 giá khí hóa lỏng tiếp tục tăng nhẹ so với tháng 10 do nhu cầu sử dụng khí hóa lỏng cho sưởi ấm trên thế giới tăng.
Trong khi đó, góp phần ổn định cho thị trường tháng 11 sẽ là 5/11 nhóm hàng hóa thiết yếu, gồm: phân bón, thức ăn chăn nuôi, xi măng, thép xây dựng, thuốc chữa bệnh. Thức ăn chăn nuôi sau thời gian đứng ở mức cao đã lùi về ổn định bởi nguồn cung trên thế giới dồi dào góp phần giảm giá sẽ khiến giá trong nước không thể tăng thêm.
Đối với mặt hàng phân bón, mặc dù vào vụ Đông Xuân sắp tới theo quy luật phải tăng giá, nhưng do nguồn cung liên tục được bổ sung từ nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu nên giá mặt hàng này sẽ có xu hướng ổn định trong thời gian tới.
Nhóm hàng vật liệu xây dựng những tháng cuối năm được dự báo ổn định cũng sẽ góp phần tích cực làm giảm chỉ số giá tiêu dùng.
“Bức tranh giá” tháng này có mảng sáng tích cực đó là mặt hàng gạo, đường và xăng dầu được dự báo có xu hướng giảm.
Đáng chú ý, giá xăng dầu thời trong tháng qua diễn biến bất thường, lúc tăng, lúc giảm. Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế- xã hội thế giới, Cục Quản lý giá cho biết, theo đa số giới phân tích đều cho rằng trong ngắn hạn, giá xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp và có thể giảm nhẹ so với hiện tại. Còn về xu hướng dài hạn lại có khả năng tăng nhẹ.
Cùng với những nguyên nhân khách quan, những nhân tố góp phần tích cực vào giảm áp lực tăng giá cũng được Cục Quản lý giá phân tích. Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26-9-2012 của Thủ tướng Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, bình ổn giá sẽ tiếp tục phát huy tác dụng, trong đó quan trọng nhất là nguồn cung hàng hóa nói chung, hàng hóa thiết yếu (lương thực, thực phẩm…) nói riêng tiếp tục được bảo đảm nhờ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
Ngoài ra, các chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường tiếp tục được triển khai ở nhiều địa phương nhất là dịp cuối năm; các chương trình khuyến mại (Hà Nội gần 1.000 điểm) cũng góp phần giảm áp lực tăng giá thị trường.
Minh Anh