【villarreal – celta】Chính phủ xác định đổi mới, sáng tạo là yếu tố then chốt của phát triển bền vững
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu | |
Chủ tịch VCCI: Kiến nghị Chính phủ xây dựng hệ sinh thái phát triển bền vững | |
Đổi mới hệ thống quản trị hướng tới phát triển bền vững |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. Ảnh VGP |
Chiều ngày 12/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững 2019 với chủ đề “Vì một thập niên phát triển bền vững hơn”, hướng đến cột mốc năm 2030. Hội nghị có sự tham dự của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cùng hơn 700 đại biểu đại diện cho các cơ quan của Đảng, Chính phủ, các bộ/ngành, các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu.
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững với 115 chỉ tiêu
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và đạt được nhiều kết quả, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Việt Nam cũng luôn thể hiện cam kết mạnh mẽ để thực hiện các mục tiêu theo Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững với 115 chỉ tiêu và lồng ghép vào tất cả các chủ trương, chính sách, kế hoạch hành động.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh không thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững nếu không hành động đúng đắn, quyết liệt, đồng bộ từ tất cả các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, mọi người dân với sự hợp tác của cộng đồng quốc tế. Tất cả cùng chung tay, cùng nỗ lực để thực hiện thắng lợi Mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc.
Cũng tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, năm 2019 là năm sẽ đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam trong 5 năm qua và đề ra nhiệm vụ giai đoạn tiếp theo. Thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững là vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.
“Phát triển bền vững không chỉ là cam kết của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế mà còn xuất phát yêu cầu nội tại mang tính tất yếu của nước ta; phù hợp với chủ trương xuyên suốt của Đảng phát triển nhanh và bền vững, đặt con người và chất lượng cuộc sống là yếu tố trung tâm trong phát triển”, Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Theo đó, để thực hiện yêu cầu này, Chính phủ đã sớm ban hành chương trình hành động như Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (2004), Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (2012) và gần đây nhất là Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030.
Còn với vai trò của mình, Quốc hội đã hoàn thiện khung pháp luật xây dựng nền kinh tế thị trường, hoàn thiện các thiết chế nhà nước đề cao vai trò giám sát của cơ quan quyền lực nhân dân. Qua chức năng lập pháp, giám sát, Quốc hội đã thảo luận thông qua nhiều đạo luật, thông qua ngân sách cho các hoạt động bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu… Quốc hội cũng góp phần tham gia vào mục tiêu phát triển bền vững thông qua các công ước quốc tế.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Việt Nam có lợi thế trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nhưng cần nhận diện những thách thức, nguyên nhân sâu xa để Chương trình phát triển trong thời gian tới.
“Quốc hội hoan nghênh mọi nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững để đáp ứng cho thành công, tất cả vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh.
Đổi mới sáng tạo là then chốt phát triển bền vững
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, yêu cầu cải cách thể chế kinh tế, giải phóng sức sản xuất, tạo thuận lợi nhất cho mọi người dân phát huy hết khả năng của mình, chung tay xây dựng xã hội thịnh vượng, bền vững. Điểm mấu chốt của nhiệm vụ này là nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là một trọng tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn, minh bạch, giảm cả chi phí tài chính và thời gian, hướng tới mức trung bình của ASEAN-4, làm nền tảng hướng tới chuẩn mực của OECD.
Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ xác định đổi mới sáng tạo là yếu tố then chốt của phát triển bền vững. Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, hoàn thiện thể chế chính sách để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu. Cam kết bảo vệ hữu hiệu quyền tài sản và ý tưởng sáng tạo. Hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm vun đắp, khuyến khích và hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp, sáng tạo, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, học sinh sinh viên, thanh niên nông thôn.
Thủ tướng cũng khẳng định: “Con đường phía trước của Việt Nam đòi hỏi thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh, chất lượng nguồn lực con người và tăng cường khả năng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.