Quyết liệt triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng,élộsốtiềnEUcầnđầutưđểđápứngmụctiêkết quả tỷ số bóng đá lưu hiện thực hóa cam kết Net Zero Thế giới có đang đi đúng hướng để đạt Net Zero vào năm 2050? Net Zero vào năm 2050: Việt Nam cần nhiều hành động thiết thực hơn nữa |
Một tài liệu dự thảo của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, Liên minh châu Âu (EU) phải tăng đáng kể việc thu giữ và loại bỏ khí thải để đạt được mục tiêu trở thành một khối trung hòa carbon vào năm 2050. Theo ước tính, EU sẽ cần thu giữ 450 triệu tấn CO2 hàng năm. Như vậy, mức loại bỏ khí thải đó sẽ gấp gần 10 lần công suất thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) toàn cầu hiện nay, là 50 triệu tấn vào năm 2022.
“Để đạt được sự cân bằng khí hậu trên toàn nền kinh tế vào năm 2050 sẽ yêu cầu loại bỏ carbon để cân bằng lượng khí thải dư thừa từ các lĩnh vực khó giảm thiểu trong EU chậm nhất là vào năm 2050 và đạt được lượng khí thải âm sau đó”, EC chỉ ra.
Chuyển đổi sang một thế giới phát thải ròng bằng 0 là một trong những thách thức lớn nhất mà loài người phải đối mặt |
Cũng theo EC, cần phải đầu tư khoảng 1,5 nghìn tỉ Euro mỗi năm trong giai đoạn 2031-2050 để cắt giảm 90% lượng khí thải nhà kính vào năm 2040 và đạt được mục tiêu đưa lượng phát phát thải ròng về mức zero (Net Zero) vào giữa thế kỷ này.
“Việc giữ nhiệt độ toàn cầu tăng lên không quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp có thể giúp EU tiết kiệm 2,4 nghìn tỉ euro thiệt hại kinh tế từ trong giai đoạn 2031-2050 và cắt giảm chi phí ròng của việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch khoảng 2,8 nghìn tỉ euro trong cùng kỳ”, EC cho hay.
Theo luật khí hậu của EU, các chính phủ trong khối này cam kết giảm lượng khí thải 55% vào năm 2030 so với mức của năm 1990 và đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Bên cạnh đó, để đạt được các mục tiêu về khí hậu, văn kiện cho biết EU sẽ yêu cầu ngành điện phải khử carbon gần như hoàn toàn vào khoảng năm 2040, đồng thời chuyển lực lượng lao động của khối sang các ngành công nghiệp xanh và giảm 85% tổng mức tiêu thụ nhiên liệu hóa so với mức của năm 1990.
EU đã thể hiện vai trò là người đi đầu về các chính sách ứng phó biến đổi khí hậu. Đồng thời, hi vọng khối này sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh khi nhiều nước chuyển sang áp dụng năng lượng tái tạo, định giá carbon và nền kinh tế tuần hoàn.
Trước đó, Nghị viện châu Âu (MEP) thông báo, để đạt được các mục tiêu về khí hậu của EU, các nỗ lực giảm phát thải sẽ cần được bổ sung bằng các biện pháp loại bỏ carbon khỏi khí quyển.
Nghị viện cũng đã thông qua quan điểm vào tháng 11/2023 về khung chứng nhận mới của EU về loại bỏ carbon tự nhiên và công nghệ nhằm giúp đạt được trung hòa về khí hậu của EU vào năm 2050. Với 448 phiếu bầu cho 65 và 114 phiếu trắng, MEP đã đồng ý thiết lập một hệ thống để cải thiện năng lực của EU để định lượng, giám sát và xác minh việc loại bỏ carbon.
Cho đến nay, các chính phủ vẫn chưa hành động đủ để thúc đẩy lộ trình Net Zero như những gì đã cam kết. Với tiến độ hiện tại của các kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu quốc gia của tất cả 193 bên tham gia Thỏa thuận Paris, thế giới sẽ chứng kiến phát thải khí nhà kính tăng khoảng 14 lần vào năm 2030, so với mức năm 2010.
Mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 đòi hỏi tất cả các chính phủ, đặc biệt là các quốc gia phát thải lớn nhất, phải tăng cường đáng kể các Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), đồng thời thực hiện các bước đi khẩn trương, táo bạo để giảm lượng khí thải ngay từ bây giờ.