【kèo nhà.cái】Tết này thiếu măng khô, mộc nhĩ, nấm hương...

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 05:04:49 评论数:

Nhập – bán cầm chừng

Là một trong những cửa hàng chuyên bán hàng khô lớn nhất chợ Hà Đông,ếtnàythiếumăngkhômộcnhĩnấmhươkèo nhà.cái Hà Nội, bà Trần Thị Lan đang đứng ngồi không yên khi các chủ gom hàng ở các tỉnh vùng cao liên tục gọi điện nhắc đặt hàng kẻo muộn.

Bà Lan cho hay: “Thông thường, hàng khô như măng, một nhĩ, nấm hương, các loại gia vị khô, thảo quả, các loại hạt, đỗ, đậu… đều đã được các thương lái đặt từ giữa năm. Mỗi người chuyên bán buôn và lẻ hàng khô ở các chợ lớn thuộc khu vực Hà Nội đều đã có kế hoạch cuối năm sẽ “ém” số lượng bao nhiêu cho từng loại mặt hàng. Thương lái sẽ căn cứ vào đó đi đặt hàng và chuyển về trước tết nguyên đán từ một tháng tới một tháng rưỡi”.

 

Vì là đầu mối cho các tỉnh miền xuôi nên các chủ hàng khô ở Hà Nội và khu vực lân cận thường ôm hàng với số lượng lớn.

Theo bà Lan, mỗi năm, những người ôm hàng như bà có thể bỏ ra số vốn lên tới cả tỷ đồng chỉ để tích hàng khô theo mùa cuối năm bung ra bán.

Không ôm hàng số lượng lớn như bà Lan song vốn của bà Thương ở sạp bên cạnh cũng lên tới dăm bảy trăm triệu. Năm nay, bà Thương vẫn chỉ nhập hàng cầm chừng và dòm ngó động tĩnh của các bạn hàng.

Bà Thương lo lắng: “Mọi năm, ở các chợ huyện người ta đã đặt số lượng, loại hàng từ bây giờ. Năm nay thì vẫn lèo tèo và số lượng cũng rất ít”. Nhận định có thể tết sẽ thiếu hàng và hàng sẽ tăng giá song bà không dám ôm nhiều hàng vì sợ đọng vốn và lượng tiêu thụ năm nay giảm do kinh tế khó khăn.

Lướt qua khu vực bán hàng khô của chợ Đồng Xuân, không khí có vẻ tấp nập song khi được hỏi, bà Chi, chủ ki ốt 28 giãy nảy lên: “Tấp nập cái gì, năm nay đang ế ẩm lắm đây. Tôi đã ôm hai kho hàng rồi mà giờ chưa thấy các tỉnh gọi báo số lượng”.

Chuyên cung cấp hàng khô cho gần 20 tiểu thương ở Nam Định và Thái Bình, bà Chi như ngồi trên đống lửa khi hàng vẫn nằm trong kho là chủ yếu.

Vốn lên đến gần 3 tỷ, bà Chi than nếu năm nay không giải phóng được hai kho hàng, bà sẽ tính chuyện co nhỏ quy mô làm ăn và chuyển sang mặt hàng khác.

Bà Chi cho hay: “Không riêng gì tôi mà bà con buôn hàng khô ai cũng lo ngay ngáy, kinh tế khó khăn nên cả năm buôn bán ế ẩm chứ không riêng gì dịp tết. Đành rằng khó khăn thì tết vẫn phải ăn và sắm sửa song chắc người dân sẽ chỉ mua bán ở mức đủ tối thiểu chứ không thoải mái như mọi năm”.

Không ưu tiên hàng khô

Đó là trả lời của nhiều bà nội trợ khi được hỏi về ưu tiên mua hàng dịp Tết. Băn khoăn về giá cả, chị Tô Hải Yến, nhân viên bưu điện Hà Nội chia sẻ: “Năm nào mình cũng mua hàng khô để chế biến các món ăn ngày tết và tiếp khách. Tuy không phải là những thực phẩm chính song cũng chiến một số tiền không nhỏ. Năm nay kinh tế khó khăn, thắt chặt chi tiêu nên tôi cũng phải tính toán lại mua sắm dịp tết. Sẽ mua ở mức vừa đủ chứ không thể xông xênh như mọi năm”.

Khi nghe thông tin có thể tăng giá, chị Yến cười: "Năm nay cái gì cũng dọa tăng giá, tỷ lệ nghịch với thu nhập nhưng cũng đã quen rồi nên nước lên thì thuyền lên thôi. Đắt thì ăn ít".

Là một trong những chủ doanh nghiệp khốn đốn vì một năm kinh tế khó khăn, chị Hoàng Oanh, công ty TNHH vật liệu giấy H.O tặc lưỡi: “Tết năm nay nhà mình sẽ cực đơn giản, chủ yếu đi chơi cho vui vẻ sau một năm sóng gió. Đã quyết vậy nên mình không quan tâm đến hàng hóa tăng giá hay không, đặc biệt là hàng khô. Có thể năm nay ế ẩm nên người buôn không tích hàng, khi khan hàng sẽ tăng giá là chuyện đương nhiên song năm nay chắc chắn lượng tiêu thụ sẽ ít nên không ôm hàng là tính toán khôn ngoan của họ”.

Khẳng định sẽ không ôm quá 400 triệu tiền hàng, chị Thu Hương, kinh doanh hàng khô chợ Cầu Giấy tính toán: “Mọi năm tôi ôm rất nhiều, gấp ba bốn năm nay song đến ngày chợ cuối là cũng gần hết. Năm nay ế ẩm cả năm nên tiền mặt tôi để mở rộng thêm mặt hàng chứ không đổ vào hàng khô nữa. Cứ theo dự đoán thì cuối năm sẽ tăng giá độ chừng 20% song cũng là thông lệ cuối năm thôi. Hàng có cháy cũng ở các tỉnh lẻ chứ Hà Nội thì ít khi. Bà con nên tính toán mua hàng khô trước tết độ tháng hoặc ba tuần mới tránh được việc khan hàng tăng giá”.

Tiểu thương phải bỏ ra tiền mặt để ôm hàng trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay nên việc tính toán là hợp lý. Điều đáng bàn là người dân sẽ là đối tượng trực tiếp hứng chịu những tác động xấu từ thị trường bất thường, mà không chỉ là hàng khô.

Như vậy, chỉ còn cách nghiên cứu và tìm hiểu để trở thành những người tiêu dùng thông minh. Không thể trách tiểu thương được bởi họ đang đối mặt với một vụ tết làm ăn thất bát.

Theo VietNamNet

最近更新