您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【tỷ lê bóng đá】Cảm hứng sáng tạo từ cây trồng chủ lực

Nhà cái uy tín692人已围观

简介Trên mảnh đất Hậu Giang, nhiều loại cây trồng chủ lực đang không ngừng vươn m&igra ...

Trên mảnh đất Hậu Giang,ảmhứngsngtạotừcytrồngchủlựtỷ lê bóng đá nhiều loại cây trồng chủ lực đang không ngừng vươn mình, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Tỉnh. Sản phẩm của các loại cây này còn là nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều câu chuyện khởi nghiệp nơi quê nghèo.

Anh Trần Văn Đệ bên một công đoạn làm bưởi non sấy khô.

Bưởi non ai nói không ngon

Để có những trái bưởi căng tròn chất lượng đưa ra thị trường, ít ai biết được, người trồng bưởi phải tuyển chọn, cắt bỏ bớt một số trái non. Những tưởng hành trình của trái bưởi non đến đây là kết thúc, nhưng không, có một người đã tận dụng lại chúng để tạo ra một đặc sản mới, mang đậm dấu địa phương. Đó chính là anh Trần Văn Đệ, ở ấp Nhơn Thuận 1A, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, với sản phẩm Bưởi non sấy khô Trần Đệ.

Sản phẩm Bưởi non sấy khô Trần Đệ được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, như trái bưởi non, đường cát, nước tắc, không sử dụng các chất bảo quản hay phụ gia thực phẩm. Không giống với những loại mứt vỏ bưởi khác trên thị trường, sản phẩm này được lát mỏng, có độ giòn, vị ngọt, chua nhẹ, hơi the nhưng không đắng nên được dùng như một món ăn vặt. Ngoài ra, anh Đệ còn tận dụng những mảnh vụn của bưởi sấy để tạo nên món trà làm từ vỏ bưởi. Cả hai sản phẩm đều có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giải độc, thanh lọc cơ thể, tốt cho da, tóc, cổ họng và hệ tiêu hóa.

Từ những ngày đầu khai trương, cửa hàng Thực phẩm an toàn Một Ngàn ở ấp Thị Tứ, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, đã nhập sản phẩm này về bán. Chị Đỗ Thị Dung, làm việc tại cửa hàng, cho biết: “Tôi thấy món bưởi sấy này ngon, giữ được vị tươi của vỏ bưởi. Nhiều khách hàng mua rồi lại quay lại mua nữa, đặc biệt là các chị gái có nhu cầu ăn cho đẹp da, giảm mỡ thì nên mua về ăn rất tốt luôn”.

Đó là động lực để anh Đệ mạnh dạn đăng ký kinh doanh, xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và đầu tư thêm máy móc, thiết bị để sấy khô, đóng gói, bảo quản sản phẩm. Bên cạnh đó, anh còn ký hợp đồng bao tiêu nguyên liệu trái bưởi non với một số nhà vườn ở xã Nhơn Nghĩa A và thị trấn Một Ngàn. Tuy mới thành lập từ cuối năm 2020, nhưng đến nay, cơ sở kinh doanh của anh đã có đầu ra ổn định. Bên cạnh việc bỏ mối cho một số cửa hàng ở địa bàn huyện, bưởi non sấy khô còn được bày bán trên một số trang mua sắm điện tử và được cung cấp đến các tỉnh, thành phố như Bạc Liêu, Cần Thơ, Kiên Giang, Thành phố Hồ Chí Minh,…

Bưởi non sấy khô Trần Đệ đã được đánh giá đạt chuẩn OCOP 3 sao, là sản phẩm OCOP đầu tiên của thị trấn Một Ngàn. Vừa qua, sản phẩm tiếp tục được gửi tham dự Hội đồng Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2021 của tỉnh.

Từ trăn trở đến “Tối ưu hóa” cây mít quê nhà !

Đó là hành trình của chị Lý Thị Thảo và chị Huỳnh Thị Kim Nga, công tác tại Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Châu Thành. Vốn gắn bó với nền nông nghiệp, nên các chị luôn trăn trở với những loại nông sản chủ lực của địa phương. Trong đó, cây mít là loại cây ăn trái có diện tích và sản lượng lớn nhất của huyện. Chứng kiến câu chuyện bấp bênh của giá cả và sự tấn công của các loại dịch hại trên cây mít, cả hai chị đều mong muốn tạo ra những mô hình, những sản phẩm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu của cây mít, để nâng tầm giá trị cho loại cây này.

Hành trình của chị Thảo và chị Nga bắt đầu với sản phẩm bánh tráng mít. Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp, chị Thảo kể: “Khi Tỉnh phát động Hội thi Sáng tạo kỹ thuật năm 2021, tôi nghĩ phải làm một sản phẩm gì đó mà mọi người có thể nhìn tận mắt, sờ tận tay và nếm thử được. Thấy huyện Châu Thành có trồng nhiều mít, nên tôi liền nghĩ hay là mình làm thử bánh tráng mít. Tôi đem ý tưởng này chia sẻ với chị Nga và được chị ủng hộ, cùng làm”.

Thế là từ tháng 2-2021, hai chị bắt tay vào quá trình nghiên cứu sản phẩm bánh tráng mít. Chưa có kinh nghiệm làm bánh tráng, chưa có sẵn máy móc, thiết bị nên những ngày đầu làm bánh, chị Thảo và chị Nga phải đi học hỏi từ nhiều người, thử qua nhiều công thức rồi nhờ người tráng bánh hộ. Sau nhiều lần thất bại và quyết tâm làm lại, khoảng 3 tháng sau, hai chị cũng làm ra được thành phẩm ưng ý và đặt tên là “Bánh tráng mít Châu Anh”. “Châu Anh” được ghép từ tên hai cô con gái của hai chị.

Cũng như các loại bánh tráng sữa khác, Bánh tráng mít Châu Anh được làm từ bột gạo, bột mì, đường, sữa, nước cốt dừa và mè. Thành phần chính tạo nên nét đặc trưng của sản phẩm chính là mít tươi. Trái mít được các chị lựa chọn kỹ tại vườn nhà hoặc mua ở các vựa trái cây tại địa phương. Những múi mít tươi được xay nhuyễn, hòa quyện với các nguyên liệu khác theo một tỷ lệ nhất định, mà trong đó, mít là thành phần chiếm đa số. Để bánh tráng được tươi ngon thì bột pha xong phải đem tráng ngay. Sau đó, phơi nắng và bảo quản trong môi trường thích hợp, có thể để hơn 3 tháng.

Bánh tráng mít Châu Anh được chế biến thành hai loại: loại chuyên ăn trực tiếp và loại nướng trước khi ăn. Nếu như bánh ăn trực tiếp có độ mềm, dẻo, dai thì bánh nướng lên có độ giòn và rất dậy mùi.

Tuy mới khởi nghiệp hơn nửa năm nay, lại qua thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19, nhưng chị Thảo và chị Nga đã sản xuất bánh tráng mít để dùng trong gia đình và cung cấp cho thị trường, chủ yếu là tại Hậu Giang và Cần Thơ. Sản phẩm đã đạt giải ba tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh năm 2021 và được gửi dự thi tại hội thi toàn quốc.

Chị Lý Thị Thảo (phải) và chị Huỳnh Thị Kim Nga bên sản phẩm bánh tráng mít của mình.

Đến nay, Bánh tráng mít Châu Anh đã được đăng ký giấy phép kinh doanh và ký hợp đồng chuyển giao công nghệ cho người sản xuất. Sản xuất được hàng chục nghìn cái bánh để dùng trong gia đình và cung cấp cho thị trường. Chưa dừng lại ở đó, với mong muốn “tối ưu hóa” cây mít, chị Nga và chị Thảo tiếp tục sáng tạo nhiều sản phẩm khác từ mít như sinh tố mít, rượu mít,... Trong đó, nguyên liệu được các chị ưu tiên sử dụng sẽ là những trái mít chín cây, loại 2, loại 3. Những trái mít này có thể không đạt yêu cầu để thương lái thu mua, vận chuyển và xuất khẩu, nhưng vẫn có hương vị thơm ngon. Ngoài ra, hai chị còn xây dựng mô hình chăn nuôi dê từ lá mít và xơ mít. Chị Huỳnh Thị Kim Nga cho biết: “Trong thời gian tới, chúng tôi dự định xây dựng một tổ hợp tác chuyên sản xuất những sản phẩm từ mít, xa hơn nữa là thành lập hợp tác xã. Qua đó, có thể tạo ra công ăn việc làm cho chị em phụ nữ và tiêu thụ mít tại địa phương”.

Theo bà Lê Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh: “Việc ngày càng nhiều sản phẩm chế biến từ các cây trồng chủ lực của Tỉnh là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy bước đầu chuỗi giá trị nông sản đã được hình thành. Nhiều tổ chức, cá nhân khởi sự kinh doanh bằng việc phát triển các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu nông sản địa phương, giúp từng bước hình thành những sản phẩm đặc sản của Tỉnh”.

Thời gian qua, Hậu Giang đã có nhiều sự trợ lực cho các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 07 Quy định nội dung, mức chi thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 03 thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hậu Giang theo đề  án trên… Các sản phẩm khởi nghiệp từ cây trồng chủ lực của tỉnh luôn được quan tâm, ủng hộ để phát triển. Tại Cuộc thi Khởi nghiệp tỉnh Hậu Giang lần thứ I và II, các sản phẩm như trà mãng cầu, mứt khóm, dưa chua củ hủ khóm, bánh phồng tôm ít, kem mít... đã tạo được những ấn tượng nhất định.

Hậu Giang hiện có 6 loại cây trồng chủ lực là cây lúa, cây khóm, cây mít, cây bưởi, cây chanh và cây mãng cầu xiêm. Đã có nhiều sản phẩm, mà chủ yếu là thực phẩm, được sáng tạo từ nguồn nguyên liệu của những loại cây này, 22/101 sản phẩm OCOP của tỉnh được chế biến bằng các loại cây trồng chủ lực như: Trà mãng cầu xiêm, trà mãng cầu xiêm túi lọc, mứt mãng cầu, rượu khóm, nước màu khóm, mứt khóm, dưa chua củ hủ khóm, siro khóm, siro khóm củ dền, bưởi non sấy khô...

 

ĐANG THƯ

Tags:

相关文章