【mc vs westham】Bộ Chính trị yêu cầu khẩn trương hoàn thành công trình chống ngập ở TP.HCM
Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng vừa ký kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TƯ 7 khoá 11 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,ộChínhtrịyêucầukhẩntrươnghoànthànhcôngtrìnhchốngngậpởmc vs westham tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng |
Kết luận nêu rõ, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Nhiều mục tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2020 dự báo không đạt được.
Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế
Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết trong thời gian tới, Bộ Chính trị yêu cầu nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Trong đó, tiếp tục chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất trong toàn xã hội về nhận thức và hành động trước tác động của biến đổi khí hậu. Thiên tai cực đoan, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường gia tăng, đang trở thành nguy cơ đe dọa nghiêm trọng sức khoẻ, đời sống nhân dân, sự phát triển bền vững của đất nước.
Cần đặt yêu cầu về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển. Môi trường không chỉ là không gian sinh tồn của con người, mà còn là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế; thực hiện sàng lọc, lựa chọn đầu tư phát triển dựa trên các tiêu chí về môi trường.
Bảo đảm hài hoà lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong đó, có việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành và địa phương...
Bộ Chính trị cũng yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, đấu tranh phòng, chống tội phạm về tài nguyên, môi trường; kết hợp xử lý hành chính, hình sự với áp dụng công cụ kinh tế, thị trường; nâng cao hơn mức xử phạt, bảo đảm đủ sức răn đe.
Một số nhiệm vụ cấp bách
Cùng với đó, Bộ Chính trị cũng yêu cầu một số nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục cập nhật, cụ thể hoá "Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng" của cả nước và đến từng vùng, miền, địa phương.
Khẩn trương hoàn thành các công trình chống ngập đang thi công ở TP.HCM; bổ sung các giải pháp dần hình thành hệ thống chống ngập đồng bộ, hiệu quả.
Triển khai các giải pháp chống ngập cho vùng lõi thành phố Cần Thơ. Đầu tư hoàn thiện và nâng cấp hệ thống đê biển, các công trình chống sạt lở ven sông, ven biển, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long...
Tiếp tục đầu tư, bảo đảm an toàn các hồ chứa nước; phát triển thuỷ lợi, nâng cao khả năng tưới, tiêu nước cho các vùng thường xuyên bị hạn hán, úng ngập nặng, nhất là ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Tích cực đàm phán, hợp tác với các quốc gia thượng nguồn để bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Kông và Sông Hồng; có giải pháp sử dụng tiết kiệm nước ngọt; tiếp tục tăng cường quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên.
Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát đối với các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường. Có chính sách hạn chế sản xuất, nhập khẩu và sử dụng đồ nhựa có tính năng sử dụng một lần trên toàn quốc. Không nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện đã qua sử dụng tiềm ẩn các chất nguy hại, gây ô nhiễm.
Bộ Chính trị cũng yêu cầu tập trung xử lý ô nhiễm môi trường, phấn đấu từ sau năm 2020 chất lượng môi trường được cải thiện, năm sau cao hơn năm trước, nhất là ở các đô thị, thành phố lớn.
Khắc phục ngay tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước thải tại TP Hà Nội, TP.HCM. Chú trọng bảo vệ môi trường nông thôn, trọng điểm là các làng nghề, khu vực chăn nuôi tập trung.
Cùng với đó là thực hiện phân loại các chất thải tại nguồn, nhất là rác thải sinh hoạt. Xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm tại các bãi thải xung quanh các thành phố lớn. Không để người dân sinh sống tại khu vực lân cận bức xúc, khiếu kiện do ô nhiễm từ bãi thải gây ra...
Dự án chống ngập 10.000 tỷ, TP.HCM hẹn vận hành đầu năm 2020
UBND TP.HCM nỗ lực tháo gỡ vướng mắc để giao mặt bằng cho nhà đầu tư thực hiện thi công dự án chống ngập 10.000 tỷ đạt tiến độ hoàn thiện, khai thác vào 6/2020.
相关文章
Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
Ông Huỳnh Cao Chánh - Phó Giám đốc Sở TTTT - Đội trưởng Đội LNKT TTTT tỉnh Long An phát biểu tại hội2025-01-10Tổng thống Ukraine thăm tiền tuyến, Nga nêu kết quả phân tích vũ khí phương Tây
Theo Reuters, trong ngày 29/7, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã tới thăm lực lượng đặc2025-01-10Tỷ giá USD hôm nay 8/5/2024: USD tăng nhẹ khi FED bình luận “diều hâu” và đồng Yen suy yếu
Tỷ giá USD hôm nay 7/5/2024: USD trong nước tăng nhẹ, thế giới giằng co quanh mốc 105 Tỷ giá Yen Nhậ2025-01-10Ông Đỗ Quang Vinh được vinh danh là “Doanh nhân Châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính”
Doanh nhân trẻ “dám nghĩ dám làm”Theo học tại các trường đại học hàng đầu của Vương quốc Anh, tốt ng2025-01-10Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
TheoTTXVN2025-01-10Trường hợp đầu tiên tử vong do bệnh tay chân miệng của năm 2017
Ảnh minh họa. (Nguồn: wikipedia.org)Đó là trường hợp trẻ 19 tháng tuổi ở huyện Châu Thành, Trà Vinh.2025-01-10
最新评论