【sevilla vs real sociedad】Sự tín nhiệm của người dân, doanh nghiệp đối với Hải quan tăng gấp hai lần
Cuộc khảo sátdo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Dự án Tạo thuận lợi thương mại Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Tổng cục Hải quan tổ chức.
Dư địa cải cách còn nhiều
Phát biểu khai mạc hội nghị công bố kết quả khảo sát, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho rằng những năm qua ngành Hải quan là cơ quan tiên phong cải cách thủ tục hành chính, điều này góp phần quan trọng vào kết quả chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới. Kết quả khảo sát cho thấy sự tín nhiệm người dân, DN tăng gấp hai lần trong những năm qua.
Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, kinh tế Việt Nam có độ mở cao, kim ngạch XNK đạt gần 500 tỷ USD, cho thấy hoạt động giao dịch thương mại qua biên giới đóng vai trò quan trọng, chỉ số này đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Việt Nam không thể cạnh tranh nếu chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới không ở mức tiên tiến trên thế giới.
Tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường cũng thông tin về những kết quả cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan trong thời gian qua, cũng như định hướng của ngành Hải quan trong thời gian tới.
Phó Tổng cục trưởng cho hay, công tác cải cách hiện đại hóa luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm chiến lược của Tổng cục Hải quan. Trong thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã và đang nỗ lực thực hiện công cuộc cải cách trong toàn ngành nhằm đơn giản hóa thủ tục hải quan, hỗ trợ DN thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực hải quan.
Từ kết quả khảo sát ý kiến cộng đồng DN năm 2015, Tổng cục Hải quan đã nhận diện các vấn đề cần phải tiếp tục nỗ lực cải cách như: Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng thực hiện thủ tục hành chính tại một số khâu; xử lý triệt để tình trạng vẫn còn DN phải trả thêm chi phí ngoài quy định; tăng cường đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan khác liên quan.
Từ đó đến nay, Tổng cục Hải quan quyết liệt chỉ đạo triển khai công tác cải cách hiện đại hóa trong toàn ngành và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Về thể chế, Tổng cục Hải quan đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan Chính phủ trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực hải quan, nhằm hạn chế các quy định chồng chéo giữa các cơ quan quản lý, bảo đảm tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả, tạo hành lang pháp lý vững chắc cải cách hành chính.
Cải cách hành chính đã được xem xét đánh giá ở cả khâu trước thông quan, trong thông quan và sau thông quan để giảm thiểu tối đa tác động của thủ tục hành chính đối với hoạt động XNK.
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường cho biết, hiện nay Tổng cục Hải quan tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hải quan. Trong đó, để tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế có thể nộp tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện, Tổng cục Hải quan đã tăng cường ký kết thỏa thuận hợp tác các ngân hàng và triển khai nộp thuế điện tử 24/7, số thu thuế của ngành Hải quan qua hệ thống ngân hàng phối hợp thu đạt 95% tổng thu, việc thanh toán thuế qua ngân hàng bằng điện tử đã giảm tối đa thời gian chuyển tiền từ DN của cơ quan Thuế đến Hải quan.
Không chỉ thực hiện thanh toán điện tử, hiện nay Hải quan thực hiện tối đa CNTT qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 với 171/181 thủ tục, chiếm hơn 94,5%, mục tiêu năm 2019 của ngành Hải quan là phấn đấu 100% đạt cấp độ 4.
Hoạt động cải cách thủ tục hành chính không chỉ trong nội ngành mà ngành Hải quan phối hợp với bộ ngành trển khai Cơ chế một cửa quốc gia. Hiện đã có 12 bộ, ngành triển khai, đã có 148 thủ tục hành chính triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia với tổng hồ sơ 1,8 triệu bộ, gần 26.000 DN tham gia. Hiện nay, ngành Hải quan đang tiếp tục mở rộng cơ chế tại các cảng biển, cảng hàng không.
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường cũng cho biết thêm, khi đã đánh giá mức độ hài lòng của người dân, DN, Tổng cục Hải quan đặc biệt quan tâm đến vấn đề chống sách nhiễu, phiền hà, tiêu cực. Không chỉ cải cách bên ngoài mà còn phải đẩy mạnh cải cách nội bộ, làm tốt công tác quản trị ngành.
“Hiện nay ngành Hải quan đang triển khai một loạt các giải pháp như: Quy định về thanh tra, kiểm tra công vụ trong đó định danh 300 hành vi, tạm gọi là hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, làm cơ sở giám sát trong Ngành”- Phó Tổng cục trưởng cho biết.
Bên cạnh đó, hoạt động cải cách còn thể hiện bằng việc giảm kiểm tra bằng thủ công, đẩy mạnh trang bị máy móc kỹ thuật vào hoạt động thủ tục hải quan như: Trang bị hệ thống máy soi container, áp dụng hệ thống quản lý hải quan tự động, tại một số đơn vị hải quan lớn Tổng cục Hải quan đã trang bị hệ thống camera giám sát từ tổng cục đến cục, chi cục… qua đó góp phần chống phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực. Ngành Hải quan là đơn vị đầu tiên trong Bộ Tài chính đã mô tả 183 vị trí việc làm, trên cơ sở đó rà soát đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn của cán bộ để là sắp xếp bộ máy phù hợp yêu cầu.
Phó Tổng cục trưởng chia sẻ, cải cách bên trong bền vững là yếu tố quan trọng để đẩy tạo thuận lợi thương mại. Mặc dù kết qua đánh giá hôm nay so với năm 2015 có nhiều dấu hiệu mừng, nhưng kết quả cũng cho thấy còn nhiều điểm cần khắc phục, chính vì vậy, trong thời gian tới Tổng cục Hải quan sẽ không ngừng cải cách, hiện đại hóa. Mục tiêu trước mắt là góp phần đưa Việt Nam vào top 4 ASEAN và đạt các mục tiêu cao hơn nữa.
Cải thiện ở hầu hết các chỉ số
Theo Báo cáo khảo sát mức độ hài lòng của DN cho thấy, năm 2018 mức độ hài lòng của cộng đồng DN đối với ngành Hải quan đã được cải thiện ở hầu hết các nội dung khảo sát so với năm 2015. Đây là sự ghi nhận đáng khích lệ đối với những nỗ lực cải cách của ngành Hải quan trong những năm qua.
Đánh giá về chất lượng thông tin khi DN tiếp cận thông tin thủ tục hành chính hải quan, 91% DN tham gia trả lời đánh giá thông tin cơ quan Hải quan cung cấp là thống nhất, 90% DN đánh giá thông tin TTHC sẵn có dễ tìm. So với số liệu năm 2015, 2 tỷ lệ này lần lượt là 77% và 81%.
Đối với việc thực hiện các thủ tục hành chính hải quan, kết quả khảo sát DN năm 2018 cho thấy tỷ lệ DN gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục (% khó và rất khó) giảm đáng kể so với năm 2015. Điển hình như thủ tục Kiểm tra hồ sơ và Kiểm tra thực tế hàng hóa trong thủ tục thông quan, tỷ lệ này là 6% (năm 2015: 11%) và 14% (năm 2015:21%). Tỷ lệ DN đánh giá gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế là 23% so với năm 2015 là 31%.
Khi gặp khó khăn trong thực hiện thủ tục hành chính hải quan, trong 2.907 DN trả lời thì có tới 85% DN cho biết tìm đến sự hỗ trợ của cơ quan Hải quan. Đánh giá của DN là khá tích cực khi có 79% đánh giá sự hỗ trợ của cơ quan hải quan “phần lớn và hoàn toàn” kịp thời. Rất đáng chú ý, có tới 84% DN cho biết sự hỗ trợ của cơ quan Hải quan là phần lớn hoặc hoàn toàn hiệu quả.
Đặc biệt, các kết quả khảo sát liên quan tới cán bộ công chức Hải quan đã có sự cải thiện rất tích cực. Đáng chú ý, các chỉ số liên quan đến chi phí ngoài quy định có sự cải thiện vượt bậc. Chỉ có 18% DN tham gia trả lời cho biết phải trả chi phí ngoài quy định so với tỷ lệ này trong cuộc khảo sát 2015 là 28%. Có tới 56% DN tham gia trả lời cho biết không phải trả phí ngoài quy định trong khi tỷ lệ này của 2015 chỉ là 37%.
Tỷ lệ DN bị phân biệt đối xử khi không chi trả chi phí không chính thức cũng có sự thay đổi, năm 2018 chỉ còn 15% so với năm 2015 là 31%.
Qua khảo sát, cộng đồng DN cũng đánh giá cao sự cầu thị của ngành Hải quan trong những năm gần đây trong việc lắng nghe, tiếp nhận các ý kiến phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp. Nhiều phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp qua các cuộc khảo sát trước đây đã được Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính kịp thời xử lý. Trong thời gian tới, ngành Hải quan sẽ tiếp tục có thêm nhiều giải pháp cải cách, hiện đại hóa góp phần quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của người dân và DN.
Về hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng, kho, bãi (VASSCM), tuy mới được triển khai, nhưng tỷ lệ DN cho biết đã từng thực hiện thủ tục xác nhận hàng hóa qua hệ thống quản lý, giám sát tự động tại cảng biển, cảng hàng không là tương đối cao. Trong số 2.740 DN có cung cấp thông tin về nội dung này, có 1.165 cho biết đã từng thực hiện thủ tục nói trên (43%). Hệ thống giám sát hải quan điện tử đặc biệt hiệu quả trong việc rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục, với 67% DN nhận thấy lợi ích này. Có đến 62% phản hồi đánh giá rằng hệ thống giúp giảm thiểu các vướng mắc khi thực hiện thủ tục. Cuối cùng, gần một nửa (49%) số phản hồi cho rằng hệ thống điện tử làm giảm chi phí thực hiện thủ tục hải quan cho DN. |
相关文章
Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
Hiện trường vụ tai nạn máy bay của Jeju Air tại Muan2025-01-12Hành khách đi máy bay, ô tô, tàu hỏa, xe khách... cần đáp ứng yêu cầu gì?
Theo hướng dẫn mới nhất, hành khách tham gia giao thông (trừ vận tải hàng2025-01-12- Theo đó, UBND TP.Hà Nội đã có quyết định ban hành giá v&ea2025-01-12
- Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọ2025-01-12
Khai giảng khoá bồi dưỡng “Kỹ năng quay và dựng phim cho báo điện tử”
Nhà báo Phạm Minh Tú hướng dẫn cách sử dụng camera cho học viên.Tham gia lớp học có trên 20 học viên2025-01-12Bộ GTVT nói gì về đề xuất 'xóa xổ' vé máy bay 0 đồng?
Theo đó Bộ GTVT cho biết, tại Thông báo số 223/TB-VPCP ngày 24/8/2021 của2025-01-12
最新评论