发布时间:2025-01-10 10:11:26 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ thúc đẩy phục hồi thị trường tài chính | |
Chính sách miễn,ếtliệtđưachínhsáchđivàocuộcsốkq bd nhat ban giảm thuế phí góp phần kiểm soát lạm phát |
GS.TS Trần Thọ Đạt |
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của các chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp đã bị tác động rất lớn bởi đại dịch Covid-19 trong hơn 2 năm qua?
- Trong bối cảnh khó khăn về đà hồi phục của kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang được coi là một điểm sáng, một sự phục hồi khá kiên cường trước các tác động của “cơn gió ngược” khi vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao trong quý 2/2022. GDP tăng trưởng 7,72% là mức tăng cao nhất của quý 2 so với cùng kỳ từ năm 2011 đến nay. Có được kết quả này là do các chính sách miễn giảm thuế, phí đã góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn sụt giảm thu nhập. Do vậy, việc triển khai kịp thời gói hỗ trợ, kích thích kinh tế nhanh hơn và hiệu quả hơn là cần thiết để nền kinh tế thoát đáy, bắt nhịp với đà phục hồi của kinh tế thế giới và kết quả của những chính sách hỗ trợ này trong thời gian qua với người dân và doanh nghiệp là khá rõ ràng.
Đáng chú ý, mặc dù chịu rất nhiều áp lực từ giá hàng hóa thế giới tăng cao, CPI bình quân quý 2/2022 tăng 2,96% so với quý 2/2021. Bình quân 6 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước. Đây là nỗ lực rất lớn của các cơ quan điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ trong bối cảnh giá xăng dầu trong nước tăng 54,92% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi sản xuất phụ thuộc khá nhiều vào nguyên, nhiên, vật liệu từ bên ngoài với giá cả tăng cao, các nền kinh tế lớn và các nước trong khu vực đối mặt với lạm phát phi mã, việc kiểm soát lạm phát cho đến nay của nền kinh tế Việt Nam có ý nghĩa rất lớn trong việc ổn định kinh tế vĩ mô.
Thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội ban hành theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, vai trò của Bộ Tài chính là không nhỏ khi các chính sách miễn, giảm thuế, phí tăng dần về quy mô, thưa ông?
- Tôi đánh giá cao sự nỗ lực của các bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính trong việc thực hiện các gói hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế. Theo báo cáo của Chính phủ, trong số hơn 300 nghìn tỷ đồng hỗ trợ thì có tới 64 nghìn tỷ đồng là tiền miễn giảm thuế. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP về việc giảm thuế Giá trị gia tăng từ tháng 2/2022 từ mức 10% xuống còn 8%. Ngoài ra, trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính, Chính phủ đã xây dựng 2 nghị định vào tháng 5 về giảm thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô và giảm một số sắc thuế.
Bộ Tài chính đã nỗ lực thực hiện quan điểm hỗ trợ tài khóa không nhất thiết là tăng chi hỗ trợ, mà việc ưu tiên giảm chi phí như giảm thuế, phí (giảm thuế Giá trị gia tăng, giảm các loại thuế, phí đối với xăng, dầu,…). Việc đưa chính sách đi vào cuộc sống cũng đã được thực hiện nhanh, mạnh và quyết liệt hơn. Chính sách miễn giảm thuế, phí đã góp phần gia tăng phần nào thu nhập của người dân, việc tăng tiêu dùng từ người dân sẽ có tác động tức thì “theo số nhân chi tiêu”, qua đó giải tỏa hàng hóa cho doanh nghiệp trong bối cảnh sức mua đang khá yếu hiện nay.
Đặc biệt, trong thời gian qua, chi phí do giá nguyên vật liệu đầu vào gia tăng đã tạo ra gánh nặng rất lớn với các doanh nghiệp vốn đã kiệt sức do dịch bệnh kéo dài. Do vậy, việc ban hành và thực thi các chính sách nhằm bình ổn giá nguyên liệu đầu vào sản xuất, chi phí lưu thông, vận chuyển hàng hóa là hết sức cần thiết.
Việc ban hành và thực thi chính sách nhằm bình ổn giá nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất của Bộ Tài chính là rất kịp thời, hiệu quả. Ảnh: TTXVN |
Trong bối cảnh cân đối ngân sách gặp nhiều khó khăn, việc thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế để “khoan thư sức dân” thực sự là một bài toán “cân não” với Bộ Tài chính. Ông bình luận như thế nào về vấn đề này?
- Có thể thấy, thu ngân sách năm 2021 đạt dự toán, nhưng giảm khoảng 9% so với năm 2020. Cấu trúc thu ngân sách nhà nước theo sắc thuế cho thấy, nguồn thu đến từ thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Giá trị gia tăng hàng sản xuất trong nước và thuế trên hàng hóa xuất nhập khẩu đang là các nguồn chính và cơ cấu thu ngân sách theo nguồn phát sinh của năm 2020 và 2021 không có nhiều sự biến động. Cơ cấu thu ngân sách tiếp tục chuyển dịch theo hướng tỷ trọng của các khoản thu từ nội địa là cao nhất, tiếp theo là tỷ trọng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu từ dầu thô ngày càng giảm. Với xu hướng này, nếu nền kinh tế phục hồi chậm thì thu ngân sách bị ảnh hưởng nhiều.
Trên phương diện chi ngân sách, năm 2021, quy mô chi ngân sách giảm khoảng 4% so với năm 2020 và thậm chí còn thấp hơn mức chi của năm 2019. Trong bối cảnh chi đối phó đại dịch Covid-19 của năm 2021 tăng gấp 3 lần so với năm trước, đây là kết quả của nỗ lực cắt giảm chi tiêu của Chính phủ, cắt giảm khoản chi cho cải cách tiền lương thông qua nhiều biện pháp như hạn chế bộ máy hành chính, tạm dừng việc tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2020, cắt giảm nhiều nhiệm vụ chi không cần thiết...
Trong năm 2022 và cả năm 2023, thực hiện Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện một loạt các chính sách tài khóa nhằm hỗ trợ nền kinh tế, hướng đến ba nội dung chính: hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ an sinh xã hội và tăng cường đầu tư công. Trong bối cảnh nguồn thu bị giới hạn bởi tình hình kinh tế khó khăn và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong khi nhu cầu chi có xu hướng tăng lên, tôi cho rằng, việc đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước là một thách thức lớn.
Trong bối cảnh đó, các khoản chi thường xuyên hiện đang chiếm tỷ trọng hơn 60% ngân sách cần được rà soát lại, tiếp tục cắt giảm các khoản không cần thiết như đi lại, hội họp, công tác nước ngoài… Cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả vốn giải ngân đầu tư công.
Cùng với đó, cần tiếp tục đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công thông qua tháo gỡ các nút thắt thể chế và tạo cơ chế đặc thù để tập trung vào các dự án lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, có tính kết nối và lan tỏa cao, liên kết vùng... như các dự án giao thông, năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu, viễn thông, chuyển đổi số... Đi kèm với thúc đẩy đầu tư công, cũng cần xây dựng cơ chế đặc biệt để giám sát việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn hiện nay, để đảm bảo việc giải ngân nhanh chóng nhưng phải có hiệu quả cao, tránh lãng phí, thất thoát, tham nhũng.
Trong quá trình cải tiến chi ngân sách, cần hướng đến xu hướng cấu trúc thay đổi của nền kinh tế hậu đại dịch thông qua các gói kích thích số, đầu tư vào công nghệ số và cơ sở hạ tầng đóng vai trò hỗ trợ cho toàn bộ nền kinh tế, tăng tốc đổi mới và số hóa nền kinh tế, các chính sách hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để xem xét, cân nhắc lại một số sắc thuế nhằm khuyến khích chuyển đổi số, sản xuất thông minh, phát triển năng lượng xanh - sạch, nông nghiệp sinh thái.
Xin cảm ơn ông!
相关文章
随便看看