【giải vdqg thuỵ sĩ】Tác nghiệp báo chí thời kỳ dịch Covid
时间:2025-01-10 20:40:56 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Báo chí phải xắn tay vào thực hiện nhiệm vụ chống suy thoái tư tưởng | |
Thủ tướng Chính phủ biểu dương nỗ lực của các cơ quan báo chí trong cuộc chiến chống Covid-19 | |
Thủ tướng gửi thư chúc mừng nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam | |
Trao giải thưởng ảnh “Khoảnh khắc báo chí 2019” | |
Thủ tướng trả lời báo chí nước ngoài về công tác chống Covid-19 | |
Diễn đàn Báo chí và công nghệ: Trao đổi, chia sẻ các giải pháp phát triển cho các cơ quan báo chí |
Ban biên tập Báo Hải quan triển khai hoạt động sản xuất tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: M.HÙNG |
Nhiều cách “làm mới”
Trong những ngày cao điểm của dịch Covid-19, khi mà cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội, mọi hoạt động bị ngưng trệ, người dân được yêu cầu ở nhà, nhưng với những người làm báo vẫn tất bật, miệt mài với công việc của mình.
Những bài viết, dòng tin, hình ảnh về việc cấp cứu, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại cơ sở y tế hay cuộc sống, sinh hoạt của người dân tại địa điểm cách ly chưa một phút dừng lại; các hướng dẫn, khuyến cáo biện pháp phòng dịch, bảo đảm an toàn thậm chí còn sôi sục, dày đặc hơn nhằm cung cấp một bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến lớn nhất và chưa từng có về dịch Covid-19 ở Việt Nam và toàn cầu.
Những ngày đầu tháng 3, ngay khi dịch bùng phát phức tạp tại Hà Nội, các toà soạn đã có những yêu cầu về quy trình tác nghiệp. Theo đó, mỗi phóng viên khi đến vùng có dịch hay nguy cơ có dịch đều phải có sự cho phép của lãnh đạo cơ quan báo chí; khi tác nghiệp tại những đơn vị, khu vực như bệnh viện, khu cách ly, sân bay... được trang bị quần áo, kính bảo hộ; máy ảnh, máy quay, dụng cụ phải phun khử trùng. Sau khi tác nghiệp tại các vùng có nguy cơ và nguy cơ cao, phóng viên phải tự cách ly, thường xuyên theo dõi sức khỏe.
Ban biên tập Báo Hải quan triển khai họp giao ban trực tuyến, tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: M.HÙNG |
Áp lực tin bài, nguy cơ lây nhiễm lúc nào cũng thường trực, nhưng bản năng nghề nghiệp, mong muốn có được tin tức mới, luôn thôi thúc người làm báo xông pha vào những điểm “nóng”.
Nhà báo Bích Ngọc, Báo Nhân dân cho biết, “nhân vật” mà phóng viên theo dõi y tế tiếp cận chủ yếu là các bác sỹ đang trực tiếp cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Song do đội ngũ này quá bận rộn với các công việc chuyên môn nên thời gian rảnh hầu như không có.
Vậy nên chuyện phóng viên phải túc trực tới khuya đợi bác sỹ rảnh rỗi mới gọi điện phỏng vấn là không hiếm. “Có lần để phỏng vấn được bác sỹ viết bài về sự khó khăn, vất vả của nhân viên y tế nơi tuyến đầu là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tôi đã phải chờ tới tối khuya, chưa kể, cuộc gọi facetime bị ngắt quãng nhiều lần do bác sỹ có các công việc gấp phải xử lý”, nhà báo Bích Ngọc kể lại.
Những ngày dịch Covid-19 hoành hành, khán giả sẽ thấy trong cách thức tổ chức đưa tin của các chương trình thời sự trên truyền hình có một số điều chỉnh. Thay vì phỏng vấn trực diện, hay là mời khách đến trường quay, đã xuất hiện ngày một nhiều hơn các cuộc phỏng vấn qua điện thoại, qua Zalo, Skype.
Đặc biệt, trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, cùng với các cơ quan ban ngành, tòa soạn báo cũng đã cắt giảm đến mức thấp nhất số lượng cán bộ, phóng viên, người lao động đến cơ quan làm việc trực tiếp. Để đảm bảo công tác xuất bản, các tòa soạn đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành. Chẳng hạn, tại Báo Hải quan, các cuộc họp Ban Biên tập và giao ban cán bộ chủ chốt, giao ban chuyên môn, giao ban xuất bản, họp đột xuất... đều được thực hiện thông qua ứng dụng họp trực tuyến. Song song đó, cùng với sự động viên, khích lệ phóng viên đảm bảo an toàn trong quá trình tác nghiệp, Ban biên tập trong những ngày dịch Covid-19 ứng trực nhằm kịp thời xuất bản những tin bài thời sự diễn ra trong mùa dịch một cách nhanh chóng và chính xác nhất tới bạn đọc.
Vượt qua nỗi sợ
Nhắc tới phóng viên báo chí, mỗi người thường hình dung tới công việc của những con người có thể đi tới bất kỳ nơi đâu, kể cả dấn thân hiểm nguy của bão lũ, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… Song họ cũng là con người, tác nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan bất kỳ lúc nào. Những phóng viên cũng luôn phải đối diện với nỗi lo khi bản thân có thể là F1, F2 bởi phía sau họ là người thân.
Tuy nhiên, cũng giống như đội ngũ bác sỹ nơi tuyến đầu chống dịch, dù còn đó nhiều lo lắng song họ không ngại khó, ngại khổ, họ đều vượt qua nỗi lo sợ cá nhân vì một mục đích cao cả hơn, chống dịch bằng ngòi bút.
Theo lời nhà báo Hải Lý, Báo Kinh tế đô thị, dù không trực tiếp cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 song đội ngũ phóng viên đang nỗ lực theo cách riêng, bằng các bài viết của mình để tiếp sức cho người bệnh, tuyên truyền để nhiều người có biện pháp bảo vệ, có ý thức trang bị bảo hộ cần thiết, thực hiện đúng yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan y tế nhằm bảo đảm an toàn, hạn chế thấp nhất nguy cơ dịch xâm nhập. Tuy nhiên, rủi ro nghề nghiệp vẫn xảy ra khi có một nữ phóng viên của Thông tấn xã đã mắc Covid-19 trong quá trình tác nghiệp vào ngày 29/3/2020.
Kể lại quá trình tác nghiệp mùa dịch, phóng viên Phạm Nhung, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC14 chia sẻ, với đặc thù cơ quan truyền hình, tác nghiệp cần hình ảnh, âm thanh trực tiếp tại hiện trường, phóng viên và quay phim phải vào trực tiếp vùng dịch nên chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ càng.
Đầu tiên là trang bị các phương tiện như khẩu trang, sát khuẩn cho đội ngũ, ra quy định về tác nghiệp, sát khuẩn xe cộ phương tiện, chuyển hoàn toàn các cuộc họp sang online và sau đó là giảm tiếp xúc trong tác nghiệp bằng cách vận dụng công nghệ, nhờ sự trợ giúp của chính nhân vật bằng cách nhân vật tự quay phỏng vấn, tự quay hình ảnh và gửi về cho phóng viên trên cơ sở thảo luận trước.
Theo lời phóng viên Phạm Nhung, nhóm phóng viên y tế của VTC 14 còn chia đội ngũ ra các nhóm tách biệt, không tiếp xúc giữa các nhóm để giảm xác suất rủi ro. Chúng tôi làm việc với tinh thần là tin bài vẫn phải phong phú cập nhật nhất nhưng cách thực hiện phải an toàn và hiệu quả nhất, bởi không ai muốn xảy ra tình huống có người trong cơ quan bị nhiễm virus.
Cũng theo chia sẻ của nữ nhà báo, trong cuộc đời làm nghề chưa bao giờ chị đi họp nhiều như những tháng dịch hoành hành. Theo đó, liên tiếp các cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia và TP Hà Nội diễn ra căng thẳng, chưa tính đến các cuộc họp khẩn trong đêm tối, giữa trưa.
Còn theo lời phóng viên Thu Dịu, Báo Hải quan khi tác nghiệp mùa dịch, chứng kiến sự hy sinh thầm lặng của những người làm công tác hậu cần tại các khu cách ly tập trung, nỗ lực cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân của bóng dáng các blouse trắng khiến chị như được tiếp thêm động lực để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ người truyền tải thông tin tới người dân.
Ấn tượng mà phóng viên Thu Dịu nhớ mãi đó là hình ảnh chiến sỹ tại Sư đoàn 317 leo lên, leo xuống cầu thang bộ hàng chục lần/ngày để đi phát cơm, vận chuyển đồ đạc, khử trùng, đưa tờ khai xét nghiệm; hay với bộ quần bảo hộ màu xanh kín mít từ đầu đến chân các anh dân quân tự vệ trong khu cách ly tại ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM ngày nào cũng chạy từ tầng nọ sang tầng kia để đưa cơm, đặc biệt còn vận chuyển hàng ngàn vật phẩm, nhu yếu phẩm mà người thân của những người cách ly nhờ chuyển cho người đang thực hiện cách ly.
Phóng viên Thu Dịu còn là người phụ trách theo dõi thông tin hoạt động tại cửa khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM), cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh), Bình Dương… trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, việc đi lại, tác nghiệp tại những nơi này của phóng viên tuy bị hạn chế nhưng chị đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ công chức Hải quan.
“Những hình ảnh hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trong khu vực hạn chế tiếp xúc tại cửa khẩu quốc tế Sân bay Tân Sơn Nhất hay những vụ bắt giữ khẩu trang xuất lậu lớn qua cửa khẩu Mộc Bài, công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong mùa dịch… đã được các “cộng tác viên” Hải quan ghi nhận kịp thời, nhanh chóng”, nữ phóng viên Thu Dịu chia sẻ.
上一篇: Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
下一篇: “Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
猜你喜欢
- Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- Xe đi mượn gây tai nạn chết người, chủ xe có phải chịu trách nhiệm?
- Bị phạt 7,5 triệu đồng vì đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội
- Đem bán 5 tivi của trung tâm nuôi dưỡng người có công, cán bộ bị bắt
- Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- Quy trình tạm giữ giấy tờ của người vi phạm giao thông thế nào?
- Ấn định ngày xét xử Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2
- Theo tín hiệu đèn, xe tải được đi hướng nào?
- Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm