当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【giải ngoại hạng scotland】Nhập khẩu đường chưa hết “nóng” 正文

【giải ngoại hạng scotland】Nhập khẩu đường chưa hết “nóng”

来源:Empire777   作者:Nhận Định Bóng Đá   时间:2025-01-10 22:31:50

nhap khau duong chua het nong

Hiện năng suất mía ở Việt Nam thuộc vào loại thấp trên thế giới. Ảnh: Danh Lam

“Kêu” không thấu

Như Báo Hải quan đã thông tin trong bài “Bí ẩn cơ chế NK đường” (số 124 ra ngày 16-10-2014),nónggiải ngoại hạng scotland nhiều năm nay, VSSA kiến nghị với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cho đấu thầu đường NK hạn ngạch thuế quan theo cam kết với WTO. Tuy nhiên, năm 2014, Bộ Công Thương vẫn chọn biện pháp phân giao chứ không cho đấu thầu, đồng thời tăng dần số lượng đường thô lên.

Bộ Công Thương lý giải rằng không tổ chức đấu thầu vì phương thức đấu thầu hạn ngạch NK đường không có trong điều khoản ký kết giữa Việt Nam với các nước thành viên của WTO nên không áp dụng. Thế nhưng khi trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký VSSA nói rằng: “Bộ Công Thương chỉ ‘nói miệng’ rằng không được đấu thầu nhưng tôi chưa thấy tài liệu chính thức. Tôi được biết, nhiều nước trên thế giới cho đấu thầu đường khi NK. Hiện chúng tôi chưa tiếp xúc chính thức ‘cam kết’ đó”. Mặt khác, cũng có ý kiến cho rằng “không có trong điều khoản ký kết” không có nghĩa là không thực hiện được.

nhap khau duong chua het nong
Hiện nay nguồn cung đường trong nước đã dư thừa nên việc NK đường theo hạn ngạch thuế quan nhất định sẽ ảnh hưởng lớn đến DN trong nước, mà người trực tiếp bị ảnh hưởng là người nông dân.
nhap khau duong chua het nong

Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường Lam Sơn

Sau khi có yêu cầu của Phó Thủ tướng đối với Bộ Công Thương, phóng viên Báo Hải quan cũng đã nhiều lần trao đổi với đại diện của Bộ Công Thương nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời. Trong khi đó, trao đổi với DN sản xuất mía đường, phóng viên tiếp tục nhận được những “bức xúc”.

Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường Lam Sơn - DN được phân giao hạn ngạch NK đường thô để tinh luyện - cho rằng, cho nhà máy đường NK đường thô về tinh luyện để giải quyết công ăn việc làm thì đã đành. Đằng này, Bộ lại cho NK đường tinh luyện về tiêu dùng trong nước thì thật là “dở vô cùng”. “Lý lẽ Hiệp hội nêu ra là đúng nhưng vấn đề là kêu với ai. Đây là việc của Bộ Công Thương nhưng Bộ này không dứt khoát, không có quan điểm đúng thì không giải quyết được” ông Tam quả quyết.

Khi được hỏi về “lý lẽ” Bộ Công Thương đưa ra cho việc phân giao NK đường, ông Tam khẳng định: “Không đúng! Việc đấu thầu, cho ai nhập, phân giao cho ai không phải WTO quy định mà do chúng ta quy định. WTO làm sao quy định cụ thể, tỉ mẩn như thế”.

Cũng theo ông Tam, cam kết với WTO về NK đường khó có thể thay đổi, vấn đề hiện nay là thực hiện như thế nào. Nếu xuất phát từ quan điểm phục vụ sản xuất thì cơ quan quản lý phải có cách “ứng xử” khác. Trước hết, nhập đường thô về tinh luyện tạo thêm công ăn việc làm chứ không nên nhập đường tinh luyện. Thứ nữa, việc phân giao cũng có thể chấp nhận nhưng phải phân giao đúng đối tượng, đúng thực tế. “Mấy năm trước, Bộ Công Thương phân giao cho một số DN sử dụng đường như Vinamilk, nhưng 2 năm nay VSSA đấu tranh gay gắt nên Bộ Công Thương phải phân giao cho các nhà máy sản xuất đường để luyện lại”, ông Tam nói.

Vẫn hoài nghi

Cho đến thời điểm này, VSSA vẫn không thôi thắc mắc về việc có được đấu thầu hay không? Có đúng là Việt Nam đã cam kết với các nước trong WTO chỉ được phân giao đường NK? Trong khi các nước vẫn được đấu thầu, tại sao Việt Nam chỉ thực hiện cơ chế phân giao dễ nảy sinh cơ chế “xin - cho”?

Ông Hà Hữu Phái, chuyên gia ngành mía đường, đồng thời là đại diện VSSA tại Hà Nội “một mực” nghi ngờ: “Cam kết của cơ quan đàm phán bằng văn bản hay bằng miệng thì cũng không biết tìm hiểu ở đâu”. Bởi theo vị chuyên gia này, Việt Nam chỉ cam kết với WTO mở cửa NK 55.000 tấn đường mỗi năm, những năm tiếp theo sẽ tăng thêm 5%, thuế suất ban đầu là 25% với đường thô, 40% đường trắng, đường NK ngoài hạn ngạch là 85%. Còn với cam kết AFTA (Khu mậu dịch tự do ASEAN), thuế suất NK đường giảm từ 30% (với cả đường tinh luyện và đường thô), xuống 20%, 10% và hiện nay chỉ còn 5%.

Với mức thuế trên, theo thông tin do VSSA và DN cung cấp, đường NK theo hạn ngạch thuế quan chủ yếu NK từ Thái Lan để hưởng thuế suất thấp (thuế suất NK 5% theo AFTA) nên có sự chênh lệch lớn với đường sản xuất trong nước. Tuy nhiên, ông Tam cho rằng, nếu DN nhập đường về để tinh luyện, giá NK hiện tại là 388 USD/tấn đường thô. Sau khi luyện, giá thành đường tương đương với giá đường luyện bằng mía trong nước, khoảng 11.000 đồng/kg bán ra 12.000 đồng/kg. Do đó, DN cũng không có lãi, còn một số DN nhập đường tinh luyện để phục vụ sản xuất, giá có rẻ hơn đường trong nước.

Như vậy, với những nghi ngờ trên, là cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Công Thương cần có câu trả lời để giải đáp thắc mắc cho DN, cũng như minh bạch thông tin cho người dân. Đến nay đã hơn 10 ngày trôi qua kể từ khi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu, phía Bộ Công Thương vẫn chưa thực hiện. Sự “chậm trễ” của cơ quan này càng khiến DN thêm hoài nghi.

Ông Nguyễn Thành Long - Tổng giám đốc Công ty CP mía đường Cần Thơ (Casuco):

Hiện giá thành sản xuất 1kg đường trong nước khoảng 15.500 đồng (chưa kể lãi ngân hàng); ở Thái Lan giá thành chưa tới 10.000 đồng. Mức chênh lệch cao như vậy, nên các nhà máy đường trong nước luôn thua thiệt. Khi được giao hạn ngạch NK đường theo WTO, các DN chỉ cần NK từ Thái Lan, trừ đi chi phí vận chuyển là đã hưởng lợi ít nhất 5.000 đồng/kg. Trong tình hình đường tồn kho cao như hiện nay thì việc cho phép NK đường sẽ gây khó khăn cho DN trong nước. Hàng năm Bộ Công Thương tự phân giao cho DN NK không biết dựa trên tiêu chí gì như vậy sẽ gây ra bất bình đẳng và dễ xảy ra tiêu cực. DN kiến nghị Bộ nên áp dụng ý kiến Hiệp hội Mía đường Việt Nam là tổ chức đấu thầu công khai hạn ngạch NK đường và nộp phần chênh lệch vào ngân sách Nhà nước.

Duy Quang (ghi)

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh