TheảnhbáoChữabệnhthankhôngđúngcáchcóthểgâynguyhiểmđếntínhmạdabet bando BS Trần Tuấn Anh, khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn và chăm sóc vết thương, các bệnh nhân mắc bệnh than nhập viện điều trị gần đây đều có đặc điểm chung là mắc bệnh lý nền (tiểu đường), với tổn thương điển hình là một vùng viêm tấy đỏ, đau nằm vùng gáy, lưng. Sau vài ngày diễn biến xuất hiện vỡ mủ nhưng thành nhiều nốt nhỏ trông giống tổ ong hoặc gương sen, đau nhức. Một người bệnh nam giới quốc tịch Sri Lanka, là nhân viên tàu viễn dương, bị bệnh tiểu đường mạn tính, bệnh nhân xuất hiện các cụm nhọt nhiễm trùng vùng lưng khi đang làm việc trên biển. Do điều kiện thiếu thốn thuốc men trang thiết bị, tổn thương của bệnh nhân nhanh chóng lan rộng và tạo thành ổ mủ dọc suốt chiều dài từ lưng xuống hông 2 bên. Cũng đúng thời điểm đại dịch COVID-19 đang bao trùm và ảnh hưởng cả thế giới, bệnh nhân và các thủy thủ phải mất 40 ngày mới cập được cảng Quảng Ninh, Việt Nam. Ngay khi đặt chân lên bờ, bệnh nhân được đưa đến cơ sở y tế địa phương hội chẩn và sau đó chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức điều trị trong tình trạng nhiễm trùng dai dẳng, đường huyết dao động. Ngày 14/5, người bệnh được tiến hành hội chẩn và phẫu thuật rạch tháo mủ, cắt lọc làm sạch các ổ nhiễm trùng vùng lưng, đùi và kiểm soát đường huyết. Vi khuẩn xét nghiệm là tụ cầu vàng (Staphylococcus Aureus). Hiện, các vết thương của bệnh nhân đã tiến triển tốt. Bệnh nhân mắc bệnh than được điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Ảnh: VGP |