当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bxh bd ha lan】Thị lực giảm xuống còn 2/10 khi mổ mắt tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn II

Thời gian qua,ịlựcgiảmxuốngcònkhimổmắttạiBệnhviệnMắtSàiGòbxh bd ha lan ngành y tế đã tập trung xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng lâm sàng. Bộ Y tế đã ban hành bộ tiêu chuẩn an toàn phẫu thuật; bộ tiêu chuẩn chất lượng đột quỵ não… và bộ tiêu chuẩn hướng dẫn chẩn chất lượng về chẩn đoán, điều trị đục thủy tinh, bộ chỉ số đo lường chất lượng khám và điều trị các bệnh mắt. Đây là tài liệu áp dụng chung trên toàn quốc, giúp các đơn vị chăm sóc mắt áp dụng nhất quán các thực hành về quản lý chất lượng và sử dụng chung bộ tiêu chí, làm căn cứ để tiến tới việc kiểm định chất lượng lâm sàng tại Việt Nam.

Cụ thể, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 7482/QĐ-BYT ngày 18/12/2018 về Bộ tiêu chí chất lượng đánh giá mức độ an toàn phẫu thuật. Theo đó, bộ tiêu chí chất lượng đánh giá mức độ an toàn phẫu thuật gồm 9 tiêu chí quan trọng, trong đó có tiêu chí như: Bảo đảm phẫu thuật đúng người bệnh và đúng vị trí cần phẫu thuật; Bảo đảm trang bị và chuẩn bị đầy đủ khả năng về chuyên môn kỹ thuật hiện có, để phòng ngừa nguy cơ tai biến trong gây mê và phẫu thuật cho người bệnh; Bảo đảm phát hiện và sẵn sàng ứng phó với các tình huống mất kiểm soát đường thở và suy chức năng hô hấp đe dọa đến tính mạng người bệnh; Bảo đảm nhận định sớm và phòng ngừa kịp thời với nguy cơ mất máu cấp trong phẫu thuật; Bảo đảm phòng ngừa và giảm thiểu tối đa nguy cơ dị ứng và các phản ứng có hại của thuốc; Bảo đảm ngăn ngừa để quên dụng cụ phẫu thuật, vật tư tiêu hao tại vị trí phẫu thuật; Bảo đảm bảo quản và xác định chính xác tất cả mẫu bệnh phẩm phẫu thuật; Bảo đảm các thành viên trong nhóm phẫu thuật có sự trao đổi và chia sẻ thông tin quan trọng hiệu quả trong suốt quá trình phẫu thuật; Bảo đảm phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ.

Riêng về dịch vụ mắt, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5066/QĐ-BYT ngày 16/8/2018 về Bộ chỉ số Đo lường chất lượng dịch vụ chăm sóc mắt. Bộ chỉ số này áp dụng tại các cở sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Mắt, được xây dựng trên cơ sở Bộ chỉ số đo lường chất lượng bệnh viện, ban hành kèm theo Quyết định số 7051/QĐ-BYT ngày 29/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn xây dựng thí điểm một số chỉ số cơ bản đo lường chất lượng bệnh viện. Đồng thời, thực hiện 10 chỉ số đo lường chất lượng dịch vụ chăm sóc mắt, các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa mắt lựa chọn bổ sung các chỉ số ban hành kèm theo Quyết định số 7051/QĐ-BYT để thực hiện.

Theo đó, có 10 chỉ số đo lường chất lượng dịch vụ chăm sóc mắt: Thứ nhất, tỷ lệ kỹ thuật chuyên môn được phê duyệt và thực hiện trên tổng số kỹ thuật chuyên môn theo phân tuyến của bệnh viện; Thứ hai, tỷ lệ cán bộ y tế được đào tạo, cập nhật chuyên môn liên tục theo quy định; Thứ ba, tỷ lệ hồ sơ bệnh án hoàn thiện các yêu cầu cơ bản theo quy chế hồ sơ bệnh án; Thứ tư, tỷ lệ ca phẫu thuật sử dụng đúng hướng dẫn thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật khi tiến hành phẫu thuật; Thứ năm, tỷ lệ viêm mủ nội nhãn sau phẫu thuật nội nhãn; Thứ sáu, số sự cố y khoa nghiêm trọng; Thứ bảy, tỷ lệ người bệnh đạt thị lực tốt sau phẫu thuật đục thể thủy tinh đơn thuần; Thứ tám, công suất sử dụng giường bệnh thực tế; Thứ chín, tỷ lệ hài lòng của người bệnh với dịch vụ khám chữa bệnh (nội trú, ngoại trú); Thứ chín, tỷ lệ hài lòng của nhân viên y tế.

Về phía các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh cũng được hướng dẫn về công tác quản lý chất lượng bệnh viện, đo lường chất lượng bệnh viện; vai trò của người lãnh đạo, quản lý trong quản lý chất lượng bệnh viện; động viên, khuyến khích nhân viên trong cải tiến chất lượng bệnh viện; lập kế hoạch chiến lược và đề án cải tiến chất lượng bệnh viện,…

Trong đó, một chính sách chất lượng rõ ràng và sự cam kết chất lượng của ban lãnh đạo đơn vị có vai trò quyết định thành công đối với hệ thống quản lý chất lượng của bệnh viện. Đồng thời, người lãnh đạo phải luôn hiểu rằng, để tồn tại và phát triển lâu dài, bền vững bệnh viện phải có trách nhiệm với bệnh nhân, nhân viên bằng cách tạo ra các dịch vụ, sản phẩm chất lượng và an toàn.

Quy định là vậy, tuy nhiên, trong hoạt động khám chữa bệnh vẫn xảy ra những sự cố không mong muốn.

Vừa qua, Tòa soạn Chất lượng Việt Nam đã nhận được phản ánh của bà L.T.N.T (ngụ Gia Lai) về việc con trai bà Thanh là em V.L.T. H. (sinh năm 2005) đến Bệnh viện Mắt Sài Gòn II (98-100 Lê Thị Riêng, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM) thăm khám, chữa trị nhưng cuộc phẫu thuật không thành công. Theo đó, bà T. cho biết, để đủ tiêu chuẩn về sức khỏe nhằm tham gia xét tuyển vào trường Sĩ quan Lục quân, ngày 10/4/2023, em H. đã tới Bệnh viện Mắt Sài Gòn II cơ sở Lê Thị Riêng để thăm khám và chữa mắt cận, loạn thị.

Trước khi vào thực hiện phẫu thuật, hai mắt của em H. là 10/10 (bỏ kính ra là 6/10). 

Bệnh viện Mắt Sài Gòn II cơ sở Lê Thị Riêng - nơi em Vũ Lê Trung H. làm phẫu thuật mắt.

Tại đây, em H. được bác sĩ Trương Công Minh (số CCHN 000682/HCM-CCHN) tiền khám, kết luận và chỉ định thực hiện bằng phương pháp mổ Femto Lasik. Đến 13 giờ cùng ngày, H. được phẫu thuật xong. Tuy nhiên, sau khi thực hiện ca phẫu thuật mắt khoảng 1 tuần, em H. đi khám sức khoẻ trước khi đi sơ tuyển thì phát hiện mắt phải thị lực giảm còn 4/10.

Bất ngờ trước kết quả này, ngày 20/4/2023, gia đình đã đưa H. đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định để khám. Tại đây bác sĩ khuyên người nhà đưa em quay lại bệnh viện đã phẫu thuật mắt để khám lại gấp. Chiều cùng ngày, gia đình chị T. đưa con vào Bệnh viện Mắt Sài Gòn II để khám, lúc này bác sĩ vẫn kết luận là mắt phục hồi tốt. Tuy nhiên, gia đình không chấp nhận kết quả này và yêu cầu kiểm tra lại, lúc này bệnh viện kết luận thị lực mắt phải của em H. chỉ còn 2/10, tức từ 6/10 trước lúc phẫu thuật giảm xuống còn 2/10.

Nhằm trấn an gia đình và bệnh nhân, bác sĩ bảo mắt sẽ phục hồi từ từ và khuyên về. Do không đồng tình với kết quả nêu trên, gia đình đã yêu cầu gặp Giám đốc bệnh viện để giải thích rõ lý do tại sao mắt em H. bị tụt độ so với khi chưa mổ.

Ngày 22/4/2023, Bệnh viện Mắt Sài Gòn II đưa em H. đến thăm khám tại Bệnh viện Mắt TP.HCM (280, Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3, TP.HCM), nhưng vẫn không tìm ra được nguyên nhân vì sao mắt phải của em H. giảm thị lực gần như không nhìn thấy.

“Sau đó, bệnh nhân vẫn khám định kỳ ở bệnh viện. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn không tìm ra nguyên nhân nên đã đưa sang Singapore thăm khám, các bác sĩ ở đây kết luận mắt của em “không có hướng điều trị”. Điều đáng nói, sau khi từ Singapore về được khoảng 1 tháng, gia đình đưa cháu đến bệnh viện Mắt Sài Gòn II để thăm khám thì bệnh viện từ chối khám” – chị T. cho biết.  

 Chưa tìm ra nguyên nhân mắt em H. giảm từ 9/10 xuống còn 2/10 sau 10 ngày thực hiện phẫu thuật mổ mắt bằng phương pháp FemtoLasik

Để có thông tin đa chiều về sự việc, PV đã liên hệ Bệnh viện Mắt Sài Gòn II, cơ sở Lê Thị Riêng. Trong công văn phúc đáp của mình, phía Bệnh viện Mắt Sài Gòn II, cơ sở Lê Thị Riêng cho biết: “Bệnh viện cam kết tuân thủ đúng quy định của Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM trong hoạt động khám chữa bệnh”. Đồng thời, nhấn mạnh về đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đảm bảo đầy đủ điều kiện và chứng chỉ hành nghề.

Lãnh đạo bệnh viện cũng cho biết, đối với trường hợp bệnh nhân đã phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp FemtoLasik tại bệnh viện, bệnh viện đã họp hội đồng chuyên môn với sự tham gia của các chuyên gia và bác sĩ đầu ngành có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhãn khoa. Đến thời điểm hiện tại, ý kiến của Hội đồng chuyên môn là “không có cơ sở kết luận tình trạng của bệnh nhân là do quá trình phẫu thuật".  

Liên quan đến sự việc này, ngày 12/11, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã tiếp nhận đơn phản ánh của gia đình về quá trình điều trị tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn II. Thanh tra Sở Y tế đã có phiếu chuyển đơn kiến nghị, phản ánh đến Giám đốc bệnh viện Mắt Sài Gòn II để xem xét, giải quyết theo quy định. Đồng thời, cơ quan thanh tra cũng đến bệnh viện làm việc về các nội dung có liên quan đến quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Kim Thoa

分享到: