【cahn vs hà tĩnh】Bắt học sinh quỳ không có trong danh sách xử phạt học sinh
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 00:00:12 评论数:
Mới đây,ắthọcsinhquỳkhôngcótrongdanhsáchxửphạthọcahn vs hà tĩnh ngày 10/5, tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội diễn ra 1 hội thảo với nhiều bài trình bày nghiên cứu về sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Hôm đó, có rất nhiều lí luận, con số gây cho tôi ấn tượng. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu nhắc đi nhắc lại:
- Tất cả các khía cạnh của tính cách trẻ em đều bị ảnh hưởng bởi những yếu tố thuộc người nuôi dạy.
- Gia đình là nhà giáo dục phẩm chất chính của trẻ. Cha mẹ chính là giáo viên dạy phẩm chất đầu tiên và cha mẹ cũng là người có ảnh hưởng lâu dài nhất.
- Trẻ nhỏ tin vào những gì đúng và sai theo truyền thống đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi gia đình của chúng, gia đình là nơi truyền tải giá trị chính hoặc duy nhất.
- Sự liên kết giữa Nhà trường và Gia đình còn “lỏng lẻo” trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Các tổ chức chính trị xã hội mới chỉ “tham dự” chứ chưa “tham gia” vào việc giáo dục trẻ.
Hôm đó, tôi nhớ cả hội trường đều đắm chìm vào những thông tin mà PGS. TS Nguyễn Thị Hạnh (Học viện Ngoại giao) trình bày: “Khủng hoảng đạo đức, lối sống” đã trở thành một vấn đề toàn cầu, rất nhiều nền giáo dục ở các nước phát triển cũng phải đối mặt và họ đang tìm cách giải quyết".
Phân tích trường hợp của Pháp, PGS Hạnh cho biết, mặc dù thể chế giáo dục của Pháp có rất nhiều sự tiến bộ và thành tựu, tuy nhiên, những năm gần đây, có “làn sóng ngầm” mang theo những khủng hoảng, những bạo lực học đường, … mà phần nhiều vì sự sa sút về lối sống và đạo đức truyền thống.
Những quy định cứng nhắc, nặng về hành chính đã khiến mối quan hệ giữa thầy cô giáo, học sinh và cha mẹ chúng bị hình thức, thiếu tình cảm, dẫn tới sự vô cảm.
Nước Pháp đang tiến hành những cải cách để tìm lại sự cân bằng và lòng tin trong giáo dục, họ khuyến khích sự giao tiếp trực tiếp giữa nhà trường và và phụ huynh, học sinh, giảm bớt những công cụ điện tử tuy nhanh nhưng thiếu cảm xúc.
Nhiều nhà giáo dục đã nêu ý kiến “công cụ liên lạc điện tử”, “sự dễ dãi trong sử dụng mạng xã hội” đang khiến cho việc giao tiếp giữa phụ huynh và giáo viên trở nên cứng nhắc, dễ bị tổn thương.
Cô Lê Thị Mai Hương – Phó Hiệu trưởng phụ trách trường Tiểu học, THCS, THPT Thực hành Khoa học giáo dục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho biết, trong nhiều trường hợp, sự giao tiếp trực tiếp giữa nhà giáo với phụ huynh đã giảm những “sự hiểu lầm” không đáng có; những “scandal” xảy ra vì thiếu sự giao tiếp trực tiếp này.
Việc chỉ phán đoán dựa vào hình ảnh, sự kiện đã tạo ra sự nhạy cảm, khiến nhiều người rơi vào tình trạng bị tổn thương, gây tiền lệ xấu cho giáo dục. Không ít người đã lợi dụng nó để uy hiếp nhà giáo, uy hiếp đến quá trình tử tế nhưng ngại va chạm của nhiều giáo viên vốn chỉ tập trung cho việc dạy, cho việc giáo dục những người “cùng xóm, cùng làng”, “cùng họ”, … với mình.
Cô Đoàn Hương, Hiệu trưởng Trường THCS Đại Mỗ - Nam Từ Liêm Hà Nội cũng cho biết, trong thực tiễn giáo dục 30 năm của bản thân và đồng nghiệp, cô thấy, các nhà trường cần nỗ lực hơn nữa trong việc tạo cho cha mẹ học sinh cơ hội cùng tham gia giáo dục con của họ.
Nhà trường không nên chỉ tập trung cho các hoạt động bề nổi, mà còn cần thực hiện các hoạt động có chiều sâu giúp cha mẹ hiểu cách dạy con, giáo dục truyền thống gia đình, dòng họ, đạo đức và định hướng nghề nghiệp.
Nếu cha mẹ thờ ơ, không coi việc giáo dục “phẩm chất, đạo đức cho con” thì ngay cả đứa trẻ đó học tốt cũng không thể trở thành người tốt. Nhưng thực tế, rất đông các gia đình đã quên mất điều đó, họ chỉ “tống” đứa trẻ đến trường vì tin rằng “trường sẽ dạy được nó”.
Trường Đinh Tiên Hoàng, một trường học nổi tiếng vì đã giáo dục thành công nhiều học sinh “chưa ngoan”. Thầy Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng nhà trường đã đúc rút kinh nghiệm: “… sự thiếu niềm tin, thiếu kiên trì chính là cản trở lớn nhất trong thực thi giáo dục; sự ăn khớp giữa giáo viên và học sinh chính là phương thuốc tốt nhất".
Các giáo viên hỏi tôi, để tránh tai nạn trong nghề, có thể ban hành một danh sách các hình thức xử phạt và giáo viên có thể tuân thủ theo nó.
Có chứ, danh sách đấy có rồi! Trong danh sách ấy không có hình phạt “quỳ” hay “đánh” …
Nhưng không phải vì thiếu “đánh”, thiếu “quỳ” sẽ khiến trẻ hư, khiến trẻ không tôn trọng thầy cô hoặc là làm như thế thì ngành giáo dục đang bao che cho học sinh, tước hết quyền của nhà giáo.
Vì thầy cô không cần những vũ khí đó nếu được hành nghề trong bối cảnh mỗi nhà, mỗi nơi đều quan tâm đến trẻ, mỗi người cha, người mẹ đều thực hiện những nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với con của họ.
Vậy là trước tiên, muốn thầy cô thực thi tốt chuyên môn của mình thì cần tạo cho thầy cô môi trường và có được đối tác “giáo dục”.
Cần cải cách hình phạt ư? Bổ sung “Đánh, Quỳ” ư? Không! Phải bắt đầu từ nhận thức lại về Mục tiêu giáo dục, về thực thi Giáo dục các Giá trị chứ không chỉ là Kiến thức.
Trong từ điển, có giải nghĩa “Quỳ” là Đặt đầu gối và ống chân sát mặt đất để tỏ ý tôn kính hay khuất phục. Người ta cũng dẫn ra một số ngữ cảnh như “quỳ gối ôm chân”, “quỳ xuống để ngắm bắn”, rồi còn có từ đồng âm: Hoa quỳ (hoa hướng dương), một chất chỉ thị.
Có phải chăng “quỳ” cũng gây ra nhiều nghĩa, cũng làm cho chính ta tự cảnh tỉnh một suy nghĩ, một “trạng thái” gianh giới giữa “tích cực” và tiêu cực hay không?
Giống như tia chớp … Ta nhìn thấy nó, trong lúc oi bức, ta thầm vui vì nó sẽ mang những hạt mưa mát lành, nhưng cũng có thể nó sẽ mang đến giông bão, … Nó là sự tích tụ từ trên những tầng cao khí quyển, từ những hành động sống hàng ngày dẫn ra biến đổi khí hậu, cũng giống như biến đổi “tính người” chăng?
TS Chu Cẩm Thơ
Phạt quỳ: "Cảm thông, nhưng đã đến lúc nói không!"
-Đã có nhiều đồng cảm với áp lực của giáo viên, nhưng đến lúc cách phạt "truyền thống" cần chấm dứt để xác lập những giá trị và nền tảng giáo dục văn minh.