当前位置:首页 > World Cup

【kết quả bóng đá thụy điển hôm nay】Nguy cơ nhiễm bệnh từ 10.000 điểm giết mổ ngoài quản lý

Quản lý giết mổ gia cầm còn yếu kém

Theơnhiễmbệnhtừđiểmgiếtmổngoàiquảnlýkết quả bóng đá thụy điển hôm nayo báo cáo của các tỉnh, thành phố năm 2011, cả nước có hơn 28.000 điểm giết mổ gia súc gia cầm (GSGC) nhỏ lẻ, trong đó riêng tại 12 tỉnh, thành phố phía Bắc đã có tới hơn 11.000 điểm giết mổ.

So với các tỉnh miền Đông Nam Bộ thì công tác quản lý giết mổ gia cầm tại các tỉnh thành phía Bắc còn yếu kém, cụ thể số lượng các điểm giết mổ tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ được cơ quan thú y kiểm soát giết mổ đạt 88,72%, hiện toàn vùng đã xây dựng được 352 cơ sở giết mổ GSGC và tồn tại 907 điểm giết mổ nhỏ lẻ. Ngược lại, trong tổng số hơn 11.000 điểm giết mổ nhỏ lẻ và 59 cơ sở giết mổ tại 12 tỉnh phía Bắc, chỉ có 929 cơ sở, điểm giết mổ được cơ quan thú y thực hiện kiểm soát giết mổ (chiếm 8,05%). 

Số lượng lớn điểm giết mổ GSGC không được cơ quan thú y thực hiện kiểm soát giết mổ là nguy cơ lớn gây lây lan dịch bệnh động vật và mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cần đẩy nhanh tiến độ quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm

Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đại diện UBND Thành phố Hà Nội cho biết, hiện mới chỉ có 6 cơ sở giết mổ công nghiệp, 12 cơ sở giết mổ tập trung, bán công nghiệp. Tuy nhiên, các cơ sở này cũng chỉ hoạt động cầm chừng, chủ yếu cung cấp thịt cho một số siêu thị, nhà hàng, khách sạn…

Theo thống kê của một số tỉnh thành như Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế… các cơ sở giết mổ GSGC vẫn chưa nhiều. Cụ thể, tại Vĩnh Phúc hiện chỉ có 1 cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, 1.100 hộ hành nghề giết mổ GSGC tại các xã, phường, thị trấn. Tại Huế, cho đến nay toàn tỉnh đã quy hoạch là xây dựng được 36 cơ sở giết mổ GSGC (trong đó có 30 cơ sở giết mổ lợn, 3 cơ sở giết mổ trâu bò, lợn, 3 cơ sở giết mổ gia cầm).

Đẩy nhanh quy hoạch 

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, công tác quản lý giết mổ, vận chuyện kinh doanh GSGC đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm thịt an toàn cho cộng đồng, phòng chống dịch bệnh động vật và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hoạt động này còn nhiều tồn tại, bất cập đặc biệt là tại các tỉnh phía Bắc.

Cho đến nay, số lượng điểm giết mổ nhỏ lẻ nhiều và phân bố rải rác khắp các khu dân cư đặc biệt là ở khu vực ven đô và vùng nông thôn khiến cho cán bộ thú y gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát giết mổ.

Tại Hà Nội, hiện nay có hơn 3.000 điểm, hộ giết mổ gia súc, gia cầm nằm rải rác trong khu dân cư tham gia giết mổ theo mùa vụ và thực hiện giết mổ tại hộ gia đình. Trong đó có 458 cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm có cán bộ thú y kiểm soát, còn lại là các cơ sở, điểm giết mổ nhỏ lẻ phân tán rải rác ở các huyện ngoại thành, khiến cho việc kiểm soát rất khó khăn.

Đặc biệt là các điểm giết mổ theo mùa vụ, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh theo quy định, không có khu xử lý thịt, phụ phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y... Bên cạnh đó, tỷ lệ gia súc, gia cầm có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hợp lệ từ các tỉnh và Hà Nội còn thấp, do ý thức chấp hành của người kinh doanh còn hạn chế.

Khó kiểm soát các điểm giết mổ nhỏ lẻ

Đại điện UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm ở đây chủ yếu hoạt động nhỏ lẻ. Công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ thực hiện được ở các cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, siêu thị còn tại các điểm giết mổ nhỏ lẻ vẫn gặp nhiều khó khăn vì không đủ lực lượng.

Nguyên nhân của tình trạng nêu trên được cho là do chính quyền địa phương ở một số nơi còn buông lỏng quản lý, chưa tổ chức chỉ đạo quyết liệt, xử lý các trường hợp vi phạm. Do vậy, tư thương đã lợi dụng, giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm lậu, chết, bị bệnh, lây lan dịch bệnh động vật và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, tại nhiều tỉnh, thành phố còn tồn tại hình thức giết mổ lưu động. Phần lớn các cơ quan chức năng mới chỉ kiểm soát được các sản phẩm thịt bán trong siêu thị, đối với các quầy hàng tại chợ còn nhiều hạn chế.

Để đảm bảo công tác giết mổ GSGC, lãnh đạo các tỉnh cũng đưa ra mốt số giải pháp và đề xuất với Chính phủ, các bộ ngành có liên quan. Theo đó, các tỉnh cần phải nhanh chóng tổ chức quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, xây dựng các cơ sở giết mổ GSGC đảm bảo an toàn vệ sinh. Việc xây dựng chợ đầu mối kinh doanh động vật, sản phẩm động vật cũng được chú trọng. Ngoài ra, cần tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ, quản lý chặt chẽ hoạt động buôn bán tại các cơ sở giết mổ tạm thời, các chợ kinh doanh GSGC.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng cũng khẳng định: “Các địa phương ngoài việc đẩy nhanh tiến độ quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, cần đưa vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thành các chuyên đề báo cáo tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân để chấn chỉnh hoạt động trong lĩnh vực này”.

Thu Huyền

 

分享到: