【soi kèo cúp c3】Kết quả tích cực sau khi cơ cấu lại ngân sách nhà nước

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 00:02:28 评论数:
Nguy cơ hụt thu ngân sách nhà nước 12,ếtquảtíchcựcsaukhicơcấulạingânsáchnhànướsoi kèo cúp c35% so với dự toán
Những chuyển biến tích cực trong cơ cấu thu ngân sách của ngành Thuế
Kho bạc Nhà nước: Huy động vốn hiệu quả, tiết kiệm chi phí vay cho ngân sách nhà nước
Tỷ trọng thu nội địa tiếp tục được cải thiện, bình quân 5 năm 2011-2015 là 68,7%; năm 2016 là 80,5%; cập nhật 3 năm 2017-2019 là 81,08%. 	Ảnh: Thùy Linh
Tỷ trọng thu nội địa tiếp tục được cải thiện, bình quân 5 năm 2011-2015 là 68,7%; năm 2016 là 80,5%; cập nhật 3 năm 2017-2019 là 81,08%. Ảnh: Thùy Linh

Tích cực cả thu và chi

“Ngân sách đã ngày càng bền vững hơn” – đó là câu khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trên nghị trường cũng như nhiều diễn đàn khác khi nói về câu chuyện cơ cấu lại NSNN. Nhìn vào các con số thống kê, có thể dễ dàng nhận thấy cơ cấu lại NSNN đã đạt được những thay đổi tích cực. Quy mô thu NSNN được cải thiện, cơ cấu thu bền vững hơn. Giai đoạn 2016-2020, tổng thu NSNN đạt khoảng 24,36% GDP (giai đoạn 2011-2015 là 23,96% GDP), trong đó tỷ trọng thu nội địa bình quân 5 năm 2011-2015 là 68,7%; năm 2016 là 80,5%; cập nhật 3 năm 2017-2019 là 81,08%. Cơ cấu chi NSNN đã tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên. Bội chi NSNN đã được kiểm soát dần theo đúng chủ trương, định hướng. Năm 2016, bội chi theo số quyết toán là 5,12% GDP đã giảm xuống 3,4% GDP năm 2019 và dự toán năm 2020 là 3,44% GDP. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, có thể bội chi NSNN thực tế sẽ tăng cao hơn mức dự toán năm 2020 nhưng vẫn duy trì ở mức dưới 3,9% GDP.

Một kết quả nữa là tích cực thực hiện cơ cấu lại nợ công, bảo đảm an toàn nợ công và giảm áp lực trả nợ lên NSNN và bảo đảm an toàn tài chính quốc gia. Giai đoạn 2016–2019 đã quyết liệt giảm tốc độ tăng nợ công; 3 năm 2016-2018 tăng bình quân 9,6%/năm, giảm gần một nửa so với tăng bình quân 18,1% giai đoạn 2011-2015, kéo nợ công giảm từ 63,7% GDP năm 2016 xuống mức 56,1% GDP năm 2019; nợ Chính phủ giảm từ 52,7% GDP năm 2016 xuống mức 47,7% GDP năm 2019; nợ nước ngoài quốc gia năm 2019 khoảng 47,0% GDP. Nhiều giải pháp cơ cấu lại nợ công đã được Bộ Tài chính triển khai rốt ráo như kéo dài kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu Chính phủ, giảm lãi suất huy động, tăng tỷ trọng vay trong nước... Cơ cấu nợ trong nước và nợ nước ngoài đảo ngược, từ cơ cấu nợ trong nước/ngoài nước là 39%/61% năm 2011 thành 60%/40% năm 2016; đa dạng hóa các nhà đầu tư, tỷ lệ nhà đầu tư là các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và bảo hiểm xã hội đạt khoảng 57%.

Những kết quả tích cực của cơ cấu lại NSNN đã góp phần củng cố nền tảng tài chính vĩ mô, tạo điều kiện để Chính phủ có dư địa thực hiện các giải pháp tài chính, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là ứng phó với tác động của đại dịch Covid-19.

Bên cạnh kết quả đạt được, cơ cấu lại NSNN vẫn còn một số hạn chế. Có thể kể tới như dư địa thu NSNN giảm, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn kéo dài; tỷ trọng thu ngân sách Trung ương bình quân thấp (55%) so với mục tiêu là 60%-65%, vai trò đóng góp của các cực tăng trưởng là Hà Nội và TPHCM đang có chiều hướng chững lại. Tỷ trọng đóng góp thu ngân sách (trừ thu dầu thô và thu xuất, nhập khẩu) của Hà Nội và TPHCM trong tổng thu NSNN đã giảm từ mức 47%-48% những năm 2011-2012 xuống khoảng 44% trong 3 năm 2016-2018. Bên cạnh đó, tình trạng chuyển giá, trốn thuế, thất thu và nợ thuế còn nghiêm trọng ở nhiều địa bàn, lĩnh vực; thuế suất thuế TNDN đã xuống mức 20% trong bối cảnh ảnh hưởng của suy giảm tăng trưởng năm 2020 do dịch Covid-19; thuế suất thuế xuất nhập khẩu cũng giảm do thực hiện các FTA trong khi quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu khó có khả năng tăng cao. Cơ cấu chi ngân sách mất cân đối, chi thường xuyên vẫn tiếp tục tăng nhanh hơn chi đầu tư, hạn chế khả năng đầu tư phát triển hạ tầng của quốc gia.

Cải thiện dư địa tài khóa

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và hạn chế tối đa những hạn chế, Bộ Tài chính đã kiến nghị và Chính phủ cũng đang cân nhắc một số vấn đề về cơ cấu lại NSNN giai đoạn 2021-2025, trong đó đưa ra một số định hướng cụ thể. Đó là: tiếp tục cơ cấu lại thu chi NSNN, tăng tỷ lệ thu nội địa, tăng tích lũy từ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển; tăng sức chống chịu, bảo đảm an toàn, an ninh tài chính quốc gia; cơ cấu lại NSNN, nợ công, cải thiện dư địa chính sách tài khóa; đẩy mạnh việc quản lý tài chính-ngân sách trung hạn, quán triệt nguyên tắc chi trong phạm vi nguồn lực, vay trong phạm vi trả nợ, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa kế hoạch đầu tư công trung hạn với kế hoạch nợ công, kế hoạch tài chính trung hạn. Cùng với đó là hoàn thiện chính sách thu NSNN phù hợp với trình độ phát triển, mở cửa nền kinh tế, hướng tới thông lệ chung; hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp, điều chỉnh giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp; rà soát, quy định các tiêu chí, điều kiện ưu đãi, miễn giảm thuế phù hợp với chính sách phát triển KT-XH từng thời kỳ.

Đặc biệt là đổi mới quản lý chi NSNN, phân định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường; rà soát các chương trình, chính sách, nhất là các chính sách an sinh xã hội để bảo đảm sử dụng ngân sách tập trung và có hiệu quả cao; đẩy mạnh triển khai quản lý ngân sách trung hạn theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH; chủ động kiểm soát bội chi; nghiên cứu sửa đổi cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách theo hướng đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, khuyến khích tính chủ động sáng tạo và trách nhiệm của chính quyền địa phương; đồng thời phải tính tới hiệu quả kinh tế của việc cung cấp các hàng hóa dịch vụ hành chính, sự nghiệp công. Cuối cùng là xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, trong đó bao gồm mức trần và ngưỡng cảnh báo về nợ theo hướng thấp hơn so với giai đoạn 2016-2020 để đảm bảo an toàn nợ công và khả năng trả nợ của ngân sách, tạo dư địa tài khóa để ứng phó với nghĩa vụ nợ dự phòng của NSNN với rủi ro thị trường hay cú sốc vĩ mô trong bối cảnh mới.

TS.Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế cho rằng, điều cần quan tâm là chi NSNN gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là tăng vai trò chủ động của cơ cấu lại chi NSNN và khoản chi NSNN để tác động trực tiếp, có hiệu quả hơn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu theo ngành và thành phần kinh tế. Đối với yêu cầu định hướng hiện tại thì các chuyển dịch cơ cấu về chi ngân sách, trong đó có chuyển dịch cơ cấu chi đầu tư, chi thường xuyên, chi trả nợ công (nợ gốc và lãi) thì vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo sự ổn định, bền vững của cơ cấu chi NSNN gắn với đảm bảo an ninh tài chính. Một vấn đề nữa đó là, trước đây tái cơ cấu chi NSNN chỉ tập trung giải quyết các nội tại của ngành Tài chính để đạt được mục tiêu bền vững, an toàn và lành mạnh. Có như vậy, chuyển dịch cơ cấu chi NSNN mới đóng vai trò chủ động, tích cực.

最近更新