【luật đánh phỏm】Ngành hàng không cần hơn 26.200 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng

Tân Sơn Nhất

Cảng hàng không Tân Sơn Nhất. Ảnh: TL

Theànhhàngkhôngcầnhơntỷđồngđểđầutưhạtầluật đánh phỏmo Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) Đào Việt Dũng, ACV đang chịu trách nhiệm quản lý, khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không, sân bay (CHK, SB). Trong đó: 9 CHK quốc tế và 13 CHK nội địa, với tổng công suất thiết kế hệ thống CHK,SB là 80 triệu khách/năm.

Tuy nhiên, nhu cầu vận tải hàng không ngày càng tăng nhanh trong những năm gần đây, đặt biệt là tại các CHK quốc tế lớn như: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng và một số CHK có mức tăng trưởng nhanh như Đồng Hới, Cam Ranh, Phú Quốc, Phù Cát...

Để tiếp tục thực hiện tốt vai trò là doanh nghiệp chủ lực của ngành giao thông, trên cơ sở cân đối các nguồn vốn và chiến lược phát triển ngành Giao thông vận tải, ông Dũng cho biết, ACV đã lập kế hoạch đầu tư giai đoạn 2016 -2018 với mục tiêu ưu tiên tập trung đầu tư cho các CHK có lượng khách tăng trưởng cao, có tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, khai thác hiệu quả, có tầm quan trọng về an ninh quốc phòng và kinh tế xã hội như: CHK quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Cam Ranh, Phú Quốc, Phú Bài, Đồng Hới, Côn Đảo, Phù Cát...

"Tổng cơ cấu nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 – 2018 là 26.206,84 tỷ đồng. Trong đó, bao gồm đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng thuộc khu bay (đường HCC, đường lăn, thiết bị đảm bảo hoạt động baytài sản thuộc khu bay) là 7.774,31 tỷ đồng từ vốn Nhà nước, còn đầu tư nâng cấp công trình nhà ga, sân đậu ... các tài sản do thuộc ACV quản lý từ nguồn vốn của ACV là 18.432,53 tỷ đồng", ông Dũng cho biết.

Tuy nhiên, để có thể huy động đủ vốn đầu tư cho giai đoạn trên, ACV cũng kiến nghị tiếp tục được trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định tối đa 995 tỷ đồng/năm. Do ngành nghề kinh doanh cốt lõi của ACV là đầu tư, khai thác CHK, SB, vì vậy hoạt động sửa chữa lớn tài sản phát sinh rất lớn theo chu kỳ, để đảm bảo ổn định hoạt động kinh doanh và tạo nguồn cho hoạt động sửa chữa lớn tài sản theo chu kỳ.

Bên cạnh đó, về cơ cấu, số lượt hạ cất cánh và sản lượng hành khách quốc nội chiếm khoảng 2/3 tổng sản lượng phục vụ. Tuy nhiên, mức giá, khung giá một số dịch vụ hàng không tại CHK, SB tại Việt Nam, mức giá dịch vụ hạ, cất cánh tàu bay quốc nội thấp hơn khoảng 2,5 lần tàu bay quốc tế mức phí phục vụ hành khách cũng thấp hơn từ 2,5 đến 8 lần, tùy theo từng sân bay, mức phí soi chiếu an ninh cũng thấp hơn 6 lần. Ngoài ra, về mặt chi phí đầu tư cảng quốc tế và quốc nội chỉ chênh lệch nhau từ 20 - 30%.

Vì vậy ACV đề xuất Bộ GTVT xem xét về việc phê duyệt lộ trình điều chỉnh khung giá thu đối với hành khách đi tuyến quốc nội hiện nay, theo hướng thu hẹp khoảng cách giữa quốc nội và quốc tế xuống từ 2 - 4 lần trong vòng 5 năm sau cổ phần hóa, để đảm bảo hiệu quả trong đầu tư và khai thác tài sản.

Trước mắt, ACV đề nghị Bộ GTVT xem xét chấp thuận chủ trương điều chỉnh khung giá thu theo lộ trình từ 2015-2020 đối với hành khách đi tuyến quốc nội tại một số cảng mới đầu tư, thuộc các địa bàn có kinh tế phát triển, phục vụ khách du lịch có điều kiện về kinh tế nhất định như: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Phú Quốc, Vinh, Phú Bài. Qua đó sẽ góp phần tăng thu, tăng tích lũy, thúc đẩy quá trình tái đầu tư của ACV, cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh.../.

Trí Dũng

Thể thao
上一篇:Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
下一篇:Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong