Dù bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn gay gắt và dịch Covid-19,ởisắckhuvựketquabongda truc tuyen nhưng với sự quyết tâm trong chỉ đạo điều hành và triển khai các biện pháp cấp bách của ngành chức năng đã góp phần tạo ra nhiều điểm sáng cho khu vực I.
Năng suất và sản lượng lúa Đông xuân tăng đã tạo đà thuận lợi cho khu vực I phát triển.
Nhiều lĩnh vực đạt thắng lợi
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Từ đầu năm đến nay, ngành nông nghiệp tỉnh phải đối mặt với khó khăn kép. Thứ nhất là tình hình xâm nhập mặn gay gắt khi độ mặn thường xuyên xuất hiện từ 12-16‰ tại nhiều nơi trên địa bàn huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh, trong đó đỉnh điểm của độ mặn đạt đến 18,6‰. Khó khăn thứ hai là ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm cho một số mặt hàng nông sản bị giảm giá và chậm tiêu thụ, từ đó gây lo lắng cho người dân. Trước những khó khăn như trên, ngành nông nghiệp tỉnh đã bám sát tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc tập trung khắc phục khó khăn để phát triển sản xuất. Nhờ vậy, lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục đạt được nhiều thắng lợi, nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của khu vực I thuộc ngành nông nghiệp sau khi kết thúc quý I đã đạt 1,11%.
Một trong những kết quả nổi bật của ngành nông nghiệp trong quý I là lĩnh vực trồng trọt. Cụ thể là trên cây lúa khi vụ Đông xuân vừa qua đã đạt thắng lợi trên các mặt. Theo đó, diện tích xuống giống lúa Đông xuân của tỉnh đạt 77.820ha, giảm gần 600ha so với cùng kỳ. Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch gần dứt điểm, với diện tích 77.730ha. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo từ đầu vụ xuống giống đến khi thu hoạch nên năng suất lúa Đông xuân năm nay được đánh giá là cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, với 7,68 tấn/ha, tăng 2,7 tấn/ha so với cùng kỳ. Do năng suất lúa ở mức cao nên dù diện tích gieo sạ giảm nhưng sản lượng vẫn tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, tổng sản lượng lúa Đông xuân ước đạt gần 600.000 tấn, tăng 3,5% (tương đương gần 20.400 tấn). Ngoài năng suất tăng thì giá lúa cũng ở mức cao. Theo đó, thương lái cân lúa tươi tại ruộng dao động từ 4.800-7.400 đồng/kg (tùy giống và thời điểm). Bình quân giá lúa Đông xuân năm nay tăng từ 200-500 đồng/kg so với cùng kỳ, riêng giống lúa ST 24 tăng 1.800-2.000 đồng/kg.
Dù đã xuống giống lại cho vụ lúa Hè thu nhưng ông Đinh Thanh Phong, ở ấp 2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy vẫn còn đầy phấn khởi về đợt thu hoạch lúa Đông xuân vừa qua. Ông Phong chia sẻ: “Đã lâu rồi, nông dân như tôi mới hưởng trọn niềm vui lúa trúng mùa và bán được giá như vụ Đông xuân mới cắt xong không lâu. Theo đó, ở cánh đồng này thì hầu như không có hộ nào dưới 1 tấn lúa/công (một công 1.300m2), giá bán là 7.000 đồng/kg (giống lúa ST 24). Như vậy, sau khi trừ chi phí sản xuất thì nông dân bỏ túi gần 5 triệu đồng/công tiền lợi nhuận”.
Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho hay: Trong đánh giá chỉ số GRDP của ngành thì sản lượng lúa đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, với năng suất lúa Đông xuân đạt cao đã góp phần giúp cho GRDP của ngành trong quý I đạt tương đối cao, cho dù một số lĩnh vực khác gặp khó khăn do thiên tai và dịch bệnh. Đặc biệt, chỉ riêng vụ lúa Đông xuân vừa qua đã giúp ngành đạt sản lượng lúa gần 50% so với kế hoạch, trong khi vẫn còn hai vụ sản xuất lúa tiếp theo. Với đà thuận lợi như hiện nay thì tin rằng sản lượng lúa cả năm của ngành sẽ vượt chỉ tiêu đề ra nhằm góp phần vực dậy cho các lĩnh vực khác.
Cùng với cây lúa, diện tích trồng rau màu của tỉnh từ đầu năm đến nay cũng đạt gần 12.000ha, tăng gần 250ha so với cùng kỳ. Nguyên nhân là nhiều nông dân chuyển từ đất mía kém hiệu quả hay những vùng đất không canh tác được vụ lúa Hè thu sớm do xâm nhập mặn đã chuyển sang trồng rau màu ngắn ngày nhằm tạo nguồn thu nhập cho gia đình. Đến thời điểm này, diện tích rau màu được nông dân thu hoạch gần 9.000ha, sản lượng hơn 113.000 tấn. Ngoài ra, diện tích trồng cây ăn trái của tỉnh qua 3 tháng đầu năm cũng đạt gần 40.100ha, tăng 5% so với cùng kỳ. Hiện tại, nhiều cây ăn trái đang cho thu hoạch với giá bán hấp dẫn như: sầu riêng, mít Thái siêu sớm, cam sành, chanh không hạt…
Bên cạnh lĩnh vực trồng trọt, ngành chăn nuôi từ tỉnh đến cơ sở còn tăng cường thực hiện tốt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Nhờ vậy, qua thống kê từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh không xảy ra ổ dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm. Mặt khác, do tình hình giá cả đang biến động theo hướng tăng trong thời gian gần đây nên người chăn nuôi trong tỉnh đã phát triển đàn nuôi gia súc, gia cầm mạnh hơn so với đầu năm. Hiện tại, tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh là 84.550 con, tăng 5% so với cuối năm 2019; tổng đàn gia cầm là 4,43 triệu con, tăng 7,12% so với cùng kỳ…
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhận định: Giống như nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, Hậu Giang cũng chịu sự tác động của dịch Covid-19 đến một số lĩnh vực như: thương mại, dịch vụ, du lịch, sản xuất kinh doanh… Riêng lĩnh vực nông nghiệp, tuy cũng chịu tác động nhưng không lớn, chủ yếu là một số mặt hàng nông sản như khóm, xoài bị giảm giá và gặp khó về thị trường đầu ra. Mặt khác, tình hình xâm nhập mặn được chủ động kiểm soát ngay từ đầu bằng những công trình và phi công trình hiệu quả nên không gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống người dân. Từ những yếu tố trên, cộng với những kết quả đạt được từ nhiều lĩnh vực khác của ngành nông nghiệp nên bước đầu cho thấy về sự an tâm đối với khu vực I trong thực hiện các chỉ tiêu của năm theo kế hoạch được giao. Tuy nhiên, tình hình khó khăn về thiên tai, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp và khó lường, do đó đòi hỏi toàn ngành nông nghiệp cần tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp theo kế hoạch đề ra trong thời gian tới.
Nông nghiệp Hậu Giang sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trong thời gian tới.
Thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm
Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ của ngành được giao, hiện ngành nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực quan tâm chỉ đạo nông dân xuống giống và chăm sóc tốt vụ lúa Hè thu. Theo kế hoạch, vụ lúa Hè thu này, nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ gieo sạ 76.700ha, hiện đã xuống giống xong đợt 1 và gần dứt điểm đợt 2 với diện tích gần 55.000ha, tập trung ở huyện Vị Thủy, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ và thị xã Long Mỹ. Diện tích còn lại (hơn 20.000ha) sẽ được nông dân tại một số vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn của huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh tổ chức xuống giống trong đợt 3 khi có mưa xuống.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết thêm: “Chúng tôi xác định lúa vẫn là cây trồng quyết định lớn đến chỉ tiêu GRDP chung của ngành vào cuối năm do nhiều yếu tố tác động, nhất là dự báo về thị trường tiêu thụ và giá bán sẽ tiếp tục gặp nhiều thuận lợi trong thời gian tới. Do đó, nhằm giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả, nhất là đảm bảo về năng suất và sản lượng, hiện đơn vị chỉ đạo cho cơ quan chuyên môn từ tỉnh đến cơ sở tăng cường phối hợp cùng nông dân trong việc chăm sóc và phòng trừ có hiệu quả các dịch hại trên cây lúa. Bên cạnh đó, có điều thuận lợi là do giá lúa của vụ Đông xuân mới đây ở mức cao, nông dân có nguồn lợi nhuận hấp dẫn nên bà con rất chủ động trong canh tác. Nhờ vậy, lúa Hè thu đang phát triển tốt, dịch hại ít nên đặt nhiều kỳ vọng về một vụ mùa thắng lợi tiếp theo”.
Cũng theo ông Hùng, ngoài cây lúa, hiện ngành nông nghiệp tỉnh còn khuyến cáo người dân duy trì và phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi an toàn để góp phần cùng cả nước bình ổn giá thịt heo hơi và tăng thêm giá trị sản xuất; đồng thời tăng cường công tác giám sát trong phòng trừ dịch bệnh. Song song đó, ngành cũng yêu cầu các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh sản xuất rau màu, cây ăn trái có lợi thế cạnh tranh cao gắn với sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất công nghệ cao, nông nghiệp an toàn để tạo thuận lợi về thị trường đầu ra. Bên cạnh đó, ngành tiếp tục hướng dẫn các địa phương và nông dân trong tỉnh đầu tư phát triển lĩnh vực nuôi thủy sản, cũng như tập trung phòng, chống xâm nhập mặn và chủ động các giải pháp ứng phó về giông lốc khi vào mùa mưa…
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
顶: 3踩: 787
【ketquabongda truc tuyen】Khởi sắc khu vực I
人参与 | 时间:2025-01-09 23:41:42
相关文章
- Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- Bí mật động trời của con gái 16 tuổi xin mẹ "đừng bắt phá thai"
- Thị trấn 52 năm mới có một đứa trẻ chào đời
- Hà Nội: Thuyền đạp vịt, thùng xốp tự chế bon bon... bơi trên phố
- Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
- Cà Mau đề xuất dự án phát triển sinh kế bền vững gần 1.000 tỷ đồng
- TPHCM dừng hoạt động 3 cơ sở nuôi trẻ em sau vụ bạo hành ở Mái ấm Hoa Hồng
- Nhiều phạm nhân được đặc xá, ra tù trước thời hạn
- Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- Vì sao gần 3 năm chưa xét xử xong 25 bị cáo trong "Đội quân Ju Mông"?
评论专区