【bang sep hang y】Bức tranh tài chính 2017: Nhiều nét đột phá

时间:2025-01-10 17:23:46 来源:Empire777

buc tranh tai chinh 2017 nhieu net dot pha

Thường xuyên thanh tra,ứctranhtàichínhNhiềunétđộtphábang sep hang y kiểm tra là một trong những giải pháp hiệu quả để chống thất thu, góp phần hoàn thành dự toán thu cả năm 2017. Ảnh: H.Vân.

Không ngừng hoàn thiện thể chế chính sách

Dự toán NSNN năm 2018 Tổng số thu NSNN là 1.319.200 tỷ đồng. Tổng số chi NSNN là 1.523.200 tỷ đồng.

Mức bội chi NSNN là 204.000 tỷ đồng, tương đương 3,7% tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm: Bội chi ngân sách Trung ương là 195.000 tỷ đồng, tương đương 3,54%GDP; bội chi ngân sách địa phương là 9.000 tỷ đồng, tương dương 0,16%GDP.

Tổng mức vay của NSNN, bao gồm vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của NSNN là 363.284 tỷ đồng.

(Nghị quyết số 49/2017/QH14 về dự toán NSNN 2018)

Nói đến sự đột phá, không thể không nhắc đến những cơ chế, chính sách do Bộ Tài chính đề xuất ban hành trong năm qua. Thực chất, việc hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật tài chính luôn được Bộ Tài chính đặt làm ưu tiên hàng đầu trong quá trình triển khai nhiệm vụ của mình.

Ông Ngô Hữu Lợi - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính cho biết, vì là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nên hàng năm ngành Tài chính phải hoàn thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật “khổng lồ”, chiếm tới 1/3 số lượng văn bản trong khối các cơ quan Trung ương. Tính đến 1/12/2017, cơ quan này đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua 2 dự án luật, 1 nghị quyết; trình Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi) để đề xuất bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 1 nghị quyết; trình Chính phủ 57 nghị định; 11 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền 115 thông tư.

Trong đó nổi bật nhất chính là 2 dự án luật đã được Quốc hội thông qua là Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý nợ công (sửa đổi).

Với Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, bên cạnh việc siết chặt các quy định để quản lý tài sản công tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, tham nhũng thông qua xác định các tiêu chuẩn, định mức sử dụng từng loại tài sản, áp dụng bắt buộc chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô...; một mục tiêu khác cũng được chú trọng là coi tài sản công là nguồn lực quan trọng; xây dựng cơ chế khai thác tài sản công hợp lý gắn với việc huy động các nguồn lực của xã hội để cùng Nhà nước đầu tư phát triển, khai thác tài sản công để tạo lập nguồn lực tài chính đóng góp có hiệu quả vào phát triển KT-XH.

Với Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về nợ công, thay vì 3 cơ quan đầu mối như trước. Bộ Tài chính sẽ chủ trì tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay thương mại, hiệp định khung, hiệp định cụ thể về vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước và Chính phủ. Luật cũng đưa ra nhiều điều kiện cụ thể hơn để siết chặt hoạt động cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ cũng như hoạt động bảo lãnh của Chính phủ cho các khoản vay,... Có thể nói, 2 luật này chính là “chìa khóa” để ngành Tài chính nắm chắc hơn đầu ra của ngân sách trong giai đoạn tiếp theo.

Cũng trong năm 2017, các chính sách, các giải pháp cải cách về thuế, hải quan, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân và DN tiếp tục được đặc biệt quan tâm.

Trong lĩnh vực thuế, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 3 nghị định, 17 thông tư về thuế, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Cụ thể, đã triển khai tới 63 cục thuế với trên 606 nghìn DN tham gia khai thuế điện tử, đạt tỷ lệ 99,89%; hơn 595 nghìn DN đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử (98,15%). Từ ngày 1/8/2017 triển khai hoàn thuế điện tử đối với tất cả người nộp thuế thực hiện khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử và có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoàn thuế điện tử.

Đối với lĩnh vực hải quan, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 4 quyết định, 3 thông tư về hải quan. Các cơ chế chính sách pháp luật hải quan tiếp tục tạo điều kiện tối đa cho hoạt động XNK; thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, hiện đã kết nối chính thức với 11/14 bộ với 39 thủ tục; tiếp tục triển khai Hệ thống thông quan điện tử tự động với hơn 69,24 nghìn lượt DN tham gia.

Nỗ lực cải cách của ngành Tài chính đã được ghi nhận bằng việc tiếp tục giữ vững vị trí Á quân trong bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính (Par Index) của các bộ, ngành Trung ương. Những cải cách này đã góp phần không nhỏ vào cắt giảm chi phí và thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, hỗ trợ cho sự phát triển của DN, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và đem lại nguồn thu bền vững cho NSNN.

Thu vượt dự toán- nỗ lực cao độ

Một đột phá khác cũng khá quan trọng đó chính là nỗ lực vượt thu NSNN của ngành Tài chính. Trên diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chia sẻ: Ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã nhìn thấy và tập trung vào các giải pháp để đảm bảo cân đối ngân sách Trung ương. Ngoài việc thực hiện các giải pháp tăng thu NSNN, các địa phương nhận trợ cấp từ ngân sách cơ bản phải tự đảm bảo. Nếu địa phương hụt thu thì phải sử dụng nguồn tại chỗ để xử lý, kể cả dự phòng, trường hợp còn lại có thể Trung ương bù, nhưng gần như Trung ương cơ bản không bù. Ngành Tài chính tập trung vào các địa phương có điều tiết về Trung ương, đặt trọng điểm đẩy tăng thu ở các địa bàn này. Tuy nhiên, Bộ trưởng vẫn cho rằng, tổng thể là như thế nhưng thu ngân sách Trung ương nhìn chung vẫn khó khăn, do đó các giải pháp tập trung vào thu điều tiết về Trung ương.

Nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, chống thất thu ngân sách cũng được chú trọng hơn. Tính đến ngày 22/11/2017, cơ quan Thuế các cấp đã thanh, kiểm tra trên 83,7 nghìn DN, xử lý tăng thu ngân sách trên 16,1 nghìn tỷ đồng, trong đó đã thu vào ngân sách 11,5 nghìn tỷ đồng; giảm khấu trừ thuế 1,5 nghìn tỷ đồng; giảm lỗ 30,2 nghìn tỷ đồng. ngành Hải quan đã thực hiện gần 7,7 nghìn cuộc kiểm tra sau thông quan, xử lý tăng thu ngân sách 2 nghìn tỷ đồng, thực thu vào NSNN 1,7 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, ngành Hải quan tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại, đã bắt giữ 12,5 nghìn vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách 291 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, việc triển khai các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế cũng không thể lơi lỏng. Sau 11 tháng, các cơ quan Thuế đã thu gần 39,9 nghìn tỷ đồng tiền nợ thuế năm 2016 chuyển sang. Cơ quan Hải quan xử lý và thu hồi 590 tỷ đồng nợ thuế phát sinh từ ngày 31/12/2016 trở về trước.

Với những giải pháp đó, sau 11 tháng, tổng thu cân đối NSNN đã đạt 1.077,3 nghìn tỷ đồng, bằng 88,9% dự toán, bằng 86,9% mức đánh giá thực hiện cả năm báo cáo Quốc hội, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2016. Đáng chú ý, thu nội địa đạt 859,2 nghìn tỷ đồng, bằng 86,8% dự toán. Trong số này, thu cổ tức và lợi nhuận còn lại của DNNN ước đạt 63 nghìn tỷ đồng, bằng 105% dự toán; thu tiền bán bớt cổ phần sở hữu nhà nước tại DN mới đạt 13 nghìn tỷ đồng; các khoản thu nội địa còn lại ước đạt 661,6 nghìn tỷ đồng, bằng 84,5% dự toán. Bộ Tài chính ước cả năm 2017 số thu NSNN sẽ vượt dự toán 2,3%.

Ước tính, năm 2017, ngành Tài chính đảm bảo được ngân sách Trung ương và tổng thu ngân sách sẽ vượt trên 2,3%. Trên cơ sở tăng trưởng kinh tế là 6,7% và lạm phát 4%, con số vượt thu này có thể nói là một bước đột phá của ngành Tài chính. Kết quả thu tích cực còn giúp cho bội chi NSNN được đảm bảo cả ở con số tuyệt đối (không vượt 178.300 tỷ đồng) và tương đối (không vượt 3,5% GDP) lần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây.

Năm 2017 là năm thứ hai của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, là năm đầu triển khai Luật NSNN năm 2015 và cũng là năm đầu của thời kỳ ổn định NSNN giai đoạn 2017-2020. Khi dư địa phát triển không còn nhiều, ngành Tài chính vẫn vững chãi vượt qua những gian nan trước mắt để thành công. Sự bền bỉ đó, những thành quả đó chính là bước đệm thuận lợi để toàn Ngành có những bước bứt phá trong năm mới 2018.n

推荐内容