设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > World Cup > 【bdkq a】Ngày mai (11/7), xét xử đại án vụ "chuyến bay giải cứu" 正文

【bdkq a】Ngày mai (11/7), xét xử đại án vụ "chuyến bay giải cứu"

来源:Empire777 编辑:World Cup 时间:2025-01-12 17:45:30
Vụ chuyến bay giải cứu: Kỷ luật buộc thôi việc nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam Vụ chuyến bay giải cứu: Truy tố 54 bị can,àymaixétxửđạiánvụquotchuyếnbaygiảicứbdkq a 18 người bị khung cao nhất là tử hình

105 luật sư tham gia bào chữa

Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 1 tháng và xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu".

Tham gia hội đồng xét xử gồm có 5 người: 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân, do Thẩm phán Vũ Quang Huy làm Chủ tọa phiên tòa. 5 kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm tại phiên tòa.

Đáng chú ý, có 105 luật sư tham gia bào chữa cho 54 bị cáo. Trong số này, 2 bị cáo có 6 luật sư bào chữa là Vũ Hồng Quang, cựu cán bộ Cục Hàng không Việt Nam và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại, dịch vụ và du lịch Bầu trời xanh.

Những chuyến bay giải cứu mang tính nhân đạo bị một nhóm đối tượng câu kết trục lợi cá nhân. Ảnh: CTV
Những chuyến bay giải cứu mang tính nhân đạo bị một nhóm đối tượng câu kết trục lợi cá nhân. Ảnh: CTV

Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng có 3 luật sư bào chữa; Nguyễn Quang Linh – cựu Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ có 2 luật sư bào chữa, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên có 3 luật sư bào chữa. Cựu Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế (Văn phòng Chính phủ) Nguyễn Thanh Hải có 2 luật sư bào chữa; cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) Nguyễn Thị Hương Lan có 3 luật sư bào chữa; cựu Phó cục trưởng Cục Lãnh sự Việt Nam (Bộ Ngoại giao) Đỗ Hoàng Tùng có 3 luật sư bào chữa và cựu Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cũng có 3 luật sư bào chữa…

Các cá nhân nhận hối lộ hàng trăm tỷ

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nêu, từ tháng 4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện chuyến bay giải cứu đưa công dân hồi hương, người dân chỉ phải trả tiền vé máy bay, không mất chi phí cách ly. Sau đó là các chuyến bay combo, người dân tự nguyện trả phí toàn bộ.

Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh, thành phố - nơi thực hiện cách ly công dân về nước. Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 Bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải, Quốc phòng).

Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, cơ quan chức năng đã cấp phép và tổ chức hơn 1.000 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước. Riêng Bộ Ngoại giao đã đề xuất Chính phủ phê duyệt 772 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo.

Trong quá trình cấp phép các chuyến bay, phê duyệt cách ly tại địa phương và giải quyết vụ án, từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2022, 25 cá nhân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao, nhận hối lộ gần 165 tỷ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng; 23 cá nhân là đại diện doanh nghiệp đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng; 4 cá nhân môi giới hối lộ hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt số tiến 24 tỷ đồng.

Để có chi phí bôi trơn khi thực hiện các chuyến bay, nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân phải nâng giá vé, "vẽ" thêm nhiều chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch.

Ông Tô Anh Dũng mong được hưởng chính sách khoan hồng

Trong số các bị cáo bị truy tố về tội Nhận hối lộ, có ông Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao).

Thời điểm xảy ra vụ án, ông Tô Anh Dũng được phân công phụ trách, chỉ đạo Cục Lãnh sự Bộ Ngoại Giao. Cục Lãnh sự là đầu mối tiếp nhận hồ sơ từ các doanh nghiệp tham gia thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước trong thời gian Covid-19; là nơi ký văn bản xin ý kiến 4 Bộ (Bộ Công an, Quốc Phòng, Y tế, Giao thông vận tải) và ký đề xuất gửi lãnh đạo Chính phủ phê duyệt đưa công dân về nước.

Biết được vai trò của ông Tô Anh Dũng, từ tháng 5/2020- 1/2022, 13 cá nhân đại diện doanh nghiệp đã tiếp cận, đặt vấn đề nhờ ông Tô Anh Dũng giải quyết cấp phép chuyến bay và được cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đồng ý.

Cáo buộc cho rằng, ông Tô Anh Dũng đã 37 lần nhận hối lộ của 13 doanh nghiệp số tiền hơn 21 tỷ đồng.

Thông qua luật sư Lê Thành Kính (Công ty Luật TNHH Lê Nguyễn – TP.Hồ Chí Minh), người bào chữa cho cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cho biết, quá trình làm việc với các cơ quan pháp luật, bị cáo Tô Anh Dũng đã nhận thức được hành vi của bản thân là vi phạm pháp luật. Vì vậy, bị cáo đã vô cùng ăn năn, hối lỗi và thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra để sửa chữa lỗi lầm của mình.

Luật sư Kính cho hay, đến nay ông Tô Anh Dũng cùng gia đình đã khắc phục hậu quả số tiền 17,5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, ông Tô Anh Dũng mong các cơ quan pháp luật xem xét toàn diện vai trò, bối cảnh phạm tội, xem xét đến những nỗ lực đóng góp cho sự phát triển ngành Ngoại giao Việt Nam của cá nhân bị cáo; đặc biệt trong năm 2021, đã đóng góp tích cực trong việc thực hiện ngoại giao vắc-xin, nhận hỗ trợ trang thiết bị y tế từ nhiều quốc gia… để bị cáo được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật.

Theo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra giữa lúc Covid-19 căng thẳng; các bị can đã lợi dụng dịch bệnh, bất chấp các quy định để trục lợi, khiến uy tín của Việt Nam bị giảm sút; hành vi này đã tạo điều kiện cho thế lực thù địch xuyên tạc, kích động gây hoang mang trong nhân dân.

热门文章

0.7267s , 7634.4609375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【bdkq a】Ngày mai (11/7), xét xử đại án vụ "chuyến bay giải cứu",Empire777  

sitemap

Top