Theo một số nhận định của các chuyên gia kinh tế, kế hoạch phát triển năm 2017 có vẻ sáng hơn với mục tiêu tăng trưởng GDP là 6,7%, CPI và bội chi ngân sách trên GDP cũng yêu cầu thấp hơn năm 2016.
顶: 91648踩: 48
Trong khi đó, Standard Chartered Bank đưa ra con số GDP cho Việt Nam là con số 6,6% với nhận định tăng trưởng sẽ trở lại quỹ đạo. FDI được dự đoán là có khả năng chậm hơn nhưng vẫn duy trì ở mức 10 tỷ USD. Tác động tiêu cực từ việc hiệp định TPP không được thông qua sẽ ở mức thấp.
Một số chuyên gia trong nước nhận định lạm phát năm 2017 sẽ ở mức 4,3%, trong khi chính sách lãi suất có khả năng không thay đổi và tỷ giá chỉ điều chỉnh ở mức nhẹ.
Với nền tảng kinh tế vĩ mô như vậy, các nhà tư vấn đầu tư nhận định xu hướng đầu tư vào các kênh như bất động sản, vàng, chứng khoán… sẽ có sự phân hóa không rõ rệt lắm. Tuy nhiên, với lợi thế của các chính sách như nới room cho nhà đầu tư nước ngoài, chứng khoán phái sinh… thị trường chứng khoán tỏ ra có lợi thế hơn để thu hút dòng vốn mới.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Bùi Văn, Tổng biên tập kênh truyền hình FBNC lại so sánh nền kinh tế Việt Nam giống như một con tàu. Tàu dù tốt nhưng xung quanh luôn đầy ắp sóng gió. Theo đó, dù chính sách điều hành trong nước tốt nhưng môi trường thế giới luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Ở góc độ vĩ mô, ông Thành dự đoán GDP năm nay sẽ tăng khoảng 6,2 - 6,3%. Tiêu dùng sẽ tạo động lực cho tăng trưởng thay vì đầu tư như giai đoạn 2015-2016. Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ năm 2017 khó tăng cao hơn so với năm 2016. Xuất khẩu hàng hóa cũng tăng chậm và dự kiến sẽ tăng dưới 8% trong năm 2017. Nguyên nhân là sự thất bại của TPP sẽ có tác động không tốt đối với Việt Nam, nhưng yếu tố tiêu cực hơn cả là chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới hiện nay.
Theo ông Thành, thời gian qua, trước những tín hiệu từ TPP, nhiều dòng vốn FDI đã đổ về đăng ký, thậm chí đã giải ngân tại Việt Nam nhằm đón đầu TPP. Tuy nhiên, diễn biến bất ngờ của TPP có thể sẽ tác động xấu tới dòng vốn FDI của Việt Nam trong năm nay.
Trong bối cảnh đó, ông Thành gợi ý, không có TPP, Việt Nam vẫn có thể xúc tiến hiệp định song với Mỹ. Bởi chính phủ mới của nước này phản đối các hiệp định đa phương mang tính chất khu vực nhưng lại khá “mở” với các hiệp định song phương. Hiện tại, Việt Nam đã ký FTA với EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước khác. Việt Nam cũng là thành viên của AEC. Do đó, nếu ký kết thành công FTA với Mỹ, chắc chắn sẽ tạo ra tác động tích cực lên GDP.
Trong khi đó, ông Winston Lu, Giám đốc khối phân tích và tự doanh, Công ty chứng khoán Phú Hưng vẫn nhìn thấy rất nhiều cơ hội của thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đó, làn sóng thoái vốn và niêm yết của các doanh nghiệp lớn sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới cho thị trường. Cùng với đó, việc triển khai thị trường chứng khoán phái sinh trong quý 2/2017 hứa hẹn sẽ đem đến nhiều sản phẩm mới cho thị trường, nhà đầu tư có thêm công cụ phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. Ngoài ra, giới hạn sở hữu nước ngoài được dỡ bỏ mang đến cơ hội được xem xét nâng hạng từ cận biên lên mới nổi, giúp thị trường thu hút thêm dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Do đó, ông Winston Lu cho rằng VN-Index đang đứng trước cơ hội lập đỉnh 10 năm. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên thận trọng trước những rủi ro từ chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ, sự mất giá của đồng Nhân dân tệ cũng như khả năng tăng lãi suất của Fed…
【keo bong da anh】Không có TPP, Việt Nam vẫn có thể xúc tiến FTA song phương với Mỹ
人参与 | 时间:2025-01-10 22:53:54
相关文章
- Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
- Cách mì Hảo Hảo hấp dẫn người Việt suốt 20 năm
- Cách nào thâm nhập thị trường cà phê chất lượng cao tại Anh?
- Luôn miệng nói xấu chồng với mẹ chồng, tôi gặp quả đắng
- 100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- Giá tăng mạnh, thiếu hụt một số loại gỗ nhập khẩu trong quý 1/2022
- 5 món tuyệt ngon chẳng cần ăn cơm vẫn no căng bụng
- Mì ăn liền xuất vào EU phải kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
- Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- Những đứa trẻ tìm vận may ở mỏ vàng
评论专区