【bongdalu.wap】Bình Phước

Anh cùng tuổi với tôi,ướbongdalu.wap là người hoài cổ, sống tình cảm và luôn vun vén cho gia đình, dòng họ. Mỗi lần vợ chồng tôi về quê, lúc chén trà, ly rượu, anh đều nhắc “cóc chết quay đầu về núi”. Biết tôi còn một mảnh đất ở quê, anh cứ đinh ninh tôi giữ lại để sau này trở về sinh sống. Bản thân tôi lúc mới vào Bình Phước cũng nghĩ thế. Nhưng bây giờ…

Một góc Đồng Xoài ngày nay- Ảnh: M.L

Ngoảnh đầu nhìn lại, thấy thời gian trôi đi nhanh quá. Mới ngày nào anh tiễn gia đình tôi lên sân ga để Nam tiến. Biết tôi vào Bình Phước, là 5 huyện khó khăn nhất của Sông Bé tách ra, anh cứ thắc mắc không biết vì sao vợ chồng tôi lại dời khỏi một đô thị lâu đời như thành phố Thanh Hóa để vào nơi “khỉ ho cò gáy” này lập nghiệp. Cản không được, anh rất buồn nhưng vẫn chuẩn bị cho tôi khá nhiều thuốc tây, nhiều nhất là thuốc chống sốt rét để phòng thân. Anh bảo nơi núi rừng heo hút là thiên đường của bệnh sốt rét, sốt xuất huyết. Tôi nhăn mặt, bảo vào đó em mua. Anh gắt lên, bảo cầm đi, tao lạ gì cái nơi “cao su đi dễ khó về” ấy!

Quả thật, dù đã chuẩn bị cho mình tâm thế là nơi sắp đến sẽ không ít khó khăn, tôi vẫn bất ngờ trước hiện thực. Ngày gia đình tôi đặt chân đến vùng đất mới là những ngày đầu tái lập tỉnh, cũng là thời gian cao điểm của đợt nắng nóng El Nino. Ngay khu vực Đồng Xoài, trung tâm của tỉnh cũng chưa có đường nhựa. Nghề làm báo phải đi nhiều, tôi thường xuyên phải lưu thông trên những con đường lầm bụi đỏ, tối về thay bộ đồ nhúng vào thau nước thấy đỏ quạch. Thế nên ra đường, ai cũng bịt kín mặt để tránh nắng, gió, tránh bụi. Nhưng khổ nhất là thiếu nước sinh hoạt và phải kéo điện lằng nhằng từ rất xa. Ngày đi làm, đêm về vợ chồng con cái dắt nhau ra hồ Suối Cam tắm, giặt. Về đến nhà mồ hôi đã đầm đìa. Nhiều đêm tôi phải viết bài dưới ánh sáng đèn dầu, và dù trời rất nóng vẫn phải lấy vải quấn quanh người để tránh muỗi. 

Những ngày đầu tái lập tỉnh, đội ngũ cán bộ của tỉnh rất thiếu và yếu. Cán bộ, nhân viên các cơ quan cấp tỉnh phải sống và làm việc trong những căn phòng tạm vốn là cơ sở của thị trấn Đồng Xoài. Áp lực công việc rất lớn vì thiếu người và cái gì cũng phải bắt tay làm từ đầu, trong khi chế độ đãi ngộ rất thấp. Riêng ngành giáo dục không chỉ thiếu trường lớp mà thiếu tới 2.000 giáo viên… Trong hoàn cảnh khó khăn đó, chính sự cảm thông, chia sẻ, những lời động viên, khích lệ của các đồng chí lãnh đạo trong bữa cơm đạm bạc ở những bếp ăn tập thể dã chiến đã giữ chân những người thật sự gắn bó, muốn cống hiến cho vùng đất này.

Trong sự bộn bề, ngổn ngang công việc của những ngày đầu tái lập, cấp ủy, chính quyền tỉnh đã chọn từng mục tiêu trong từng thời điểm cụ thể để đưa ra những giải pháp phù hợp với đặc thù của tỉnh. Trước hết là ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, điện, giáo dục - đào tạo; đồng thời tăng cường các chính sách hỗ trợ an sinh. Với sự đồng sức đồng lòng của các cấp ủy Đảng, chính quyền đến mỗi người dân, với sự hỗ trợ của “người anh em sinh đôi” Bình Dương cùng các tỉnh, thành trong khu vực, hạ tầng cơ sở từng bước được nâng cấp, đời sống người dân dần được cải thiện. 

Ngày tái lập tỉnh, lãnh đạo tỉnh không khỏi đau đầu khi tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 42%. Chỉ 4 năm sau ngày tái lập tỉnh, Bình Phước đã mạnh dạn sử dụng ngân sách và kêu gọi nguồn xã hội hóa xây dựng 2.000 căn nhà cho người nghèo, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số bản địa - một việc làm mà ngay cả những tỉnh, thành có điều kiện hơn hẳn lúc ấy cũng chưa làm được. Rồi từ một vùng trũng về giáo dục, Bình Phước đã nổi lên thành điểm sáng giáo dục cả nước với 2 trường THPT chuyên, 5 trường Dân tộc nội trú - là những cái nôi đào tạo nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh. Thật tự hào khi học sinh Bình Phước đã đoạt huy chương bạc cấp khu vực Châu Á về sáng tạo trẻ và huy chương bạc Olympic Vật lý quốc tế… 

Ngã tư Đồng Xoài - nơi phát triển sầm uất nhất tỉnh Bình Phước - Ảnh: M.L

Với quyết tâm chính trị rất cao của lãnh đạo tỉnh, cái câu thường dùng trong các báo cáo những ngày mới tái lập là “đội ngũ cán bộ vừa thiếu vừa yếu” đã nhanh chóng được xóa bỏ. Bằng rất nhiều chương trình, đề án phát triển nguồn nhân lực, Bình Phước đã nhanh chóng trở thành mô hình học tập của nhiều tỉnh, thành trong thực hiện các nghị quyết của Trung ương về tinh giản, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy. Và hiện nay, cán bộ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước ở Bình Phước chiếm tỷ lệ cao. Một đội ngũ cán bộ trẻ trung, năng động, tâm huyết, lại được đào tạo bài bản đang cùng với dân và quân trong tỉnh đánh thức những tiềm năng dồi dào của quê hương Bình Phước thân yêu.

Với bản thân tôi, nơi miền đất mới đã cho tôi những trải nghiệm mới mẻ. Và chính những khó khăn trong cuộc sống lại làm thức dậy những cảm xúc, những khát vọng chinh phục từ lâu tưởng đã ngủ quên. Trên bước đường chinh phục ấy, tôi đã từng bước trưởng thành. Từ một phóng viên bình thường, tôi đã có vị trí trong lòng bạn đọc, trở thành người cán bộ quản lý của cơ quan báo chí của tỉnh, Phó ban Văn hóa - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh. Và những cảm xúc trào dâng về vùng đất mới này đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào để tôi sáng tác văn học. Những cuốn sách mà tôi đã xuất bản chính là niềm tự hào của bản thân mà tôi tin rằng, nếu không được đắm mình trong hiện thực bộn bề nhưng chứa đầy khát vọng chinh phục của những con người nơi đây, thì dù có cố gắng bao nhiêu, hẳn tôi cũng không có được. Bởi thế, tôi luôn biết ơn miền đất này - miền đất luôn tràn đầy nhựa sống, đã cho tôi những tháng ngày gian khó cùng với khát vọng cống hiến để tôi trưởng thành. 

Những ngày này, Bình Phước náo nức trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh và chào đón năm mới Nhâm Dần 2022. Cán bộ, nhân dân trong tỉnh đã đánh dấu sự kiện này bằng những thành tựu đáng tự hào. Dù bị dịch Covid-19 tàn phá, kinh tế của tỉnh vẫn đạt mức tăng trưởng tương đối khá. Và đời sống của người dân đã cách “một trời một vực” so với ngày tái lập tỉnh…

Một mùa xuân mới đang về - mùa xuân của tuổi 25 đẹp mặn mòi và đằm thắm. Những thành quả đạt được của 25 năm qua là kết quả của quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của từng cán bộ, chiến sĩ, của mỗi người dân Bình Phước. Niềm tự hào về những gì đã đạt được sẽ giúp chúng ta tự tin, vững vàng hơn trên con đường hội nhập và phát triển. Đêm nay, tôi sẽ viết thư cho người anh họ mến thương nơi xa, rằng tôi và nhiều người từ các tỉnh, thành trong cả nước đã chọn mảnh đất này làm quê hương của mình, bởi “đất lành chim đậu”. Không chỉ thế, miền đất “gian lao mà anh dũng” này đã cho tôi sự trưởng thành, cho tôi cảm nhận rõ hạnh phúc lớn lao và niềm tự hào khi là Công dân Bình Phước.

World Cup
上一篇:Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
下一篇:Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?