游客发表

【ti le so】Các ban nhạc trẻ: Đam mê nhưng thiếu “đất diễn”

发帖时间:2025-01-25 10:10:03

Ngoài chơi nhạc cụ,ácbannhạctrẻĐammênhưngthiếuđấtdiễti le so Emotion Band còn có các ca sĩ biểu diễn. Ảnh: Emotion

Diễn vì đam mê

Từng học tại Học viện Âm nhạc Huế, những ca sĩ trẻ, người chơi nhạc cụ tại ngôi trường này đã hội tụ và có cái bắt tay để giúp Emotion Band ra đời. Mỗi lần xuất hiện, từng thành viên chơi piano, keyboard (nhạc cụ phím), guitar (ghita), drum (bộ trống), violon (vĩ cầm), percussion (nhạc cụ gõ) với phong cách biểu diễn khá chuyên nghiệp làm cho người xem không thể đứng yên với dòng nhạc thịnh hành dance hay pop rock. Đã có lần, một số người xem họ biểu diễn tại phố đi bộ Phạm Ngũ Lão - Chu Văn An - Võ Thị Sáu thốt lên: “Huế giờ đây hay mời các ban nhạc lớn về biểu diễn”.

Nếu Emotion Band là đại diện cho thế những sinh viên “ra lò” từ nhạc viện thì tại Huế cũng có những ban nhạc trẻ mà xuất thân của họ lại trái ngành, như Flash band là một ví dụ. Hầu hết các thành viên đều đang học dưới giảng đường Trường ĐH Nông lâm, thế nhưng kể cả nhạc Việt hay nhạc ngoại, họ vẫn thu hút người nghe cuốn theo âm vang sôi động của những bản nhạc rock hay dance. Trên những hoạt động âm nhạc đường phố, có khi cả du khách ta lẫn khách tây cao hứng, trở thành những dancer (vũ công) phụ họa.

Tại Huế hiện có hơn 10 ban nhạc, nhóm nhạc trẻ đang hoạt động thường xuyên, kể cả ban nhạc chuyên nghiệp đa dạng nhạc cụ lẫn các ban nhạc chơi chủ yếu kết hợp ghi ta và trống cajon. Mục tiêu và địa điểm biểu diễn có thể khác nhau, song điểm chung của các ban nhạc ở Huế là xuất phát từ đam mê âm nhạc và khát khao biểu diễn phục vụ công chúng. Dễ thấy, hầu hết ban nhạc đều giống nhau ở điểm tự sắm nhạc cụ, tự bỏ tiền tập luyện mà gần như họ khó thu lại lợi nhuận từ những đêm diễn.

Flash Band biểu diễn ở phố đi bộ Phạm Ngũ Lão - Chu Văn An - Võ Thị Sáu. Ảnh: HỮU PHÚC

“Mỗi chương trình, các thành viên ban nhạc phải chuẩn bị 2 - 3 tháng tập luyện, nhất là các ca khúc mới để tạo sự mới lạ. Nếu đầu tư màn hình led, kinh phí có thể lên đến 12 - 15 triệu đồng cho một đêm nhạc. Tuy nhiên, không phải chương trình nào cũng tìm được nhà tài trợ. Số tiền người nghe “thưởng” không đủ và lắm lúc các thành viên phải bù tiền. Nhưng chẳng ai buồn vì chuyện ấy, bởi đã xác định diễn thì mục tiêu phải thỏa mãn chính là đam mê”, Hoàng Trọng Nhân, thành viên Emotion Band chia sẻ.

Khoảng lặng

Huế từng có phong trào âm nhạc trong sinh viên nổi lên như một “cơn lốc”. Điển hình giai đoạn năm 2005-2006, nhiều trường ĐH ở Huế có ban nhạc rock. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, nhất là môi trường thiếu “sôi động” khiến cho những ban nhạc khó tồn tại lâu dài.

Hoàng Quý, thành viên của một ban nhạc ở Huế chia sẻ, đáng buồn là những năm gần đây chứng kiến nhiều ban nhạc hợp rồi lại tan trong sự tiếc nuối của người yêu âm nhạc. Dù không nói ra, nhưng hầu hết sự tan rã của các ban đều vì khó sống với nghề.

Emotion Band chơi được nhiều loại nhạc cụ. Ảnh: Emotion

Với nghệ thuật, đam mê chỉ “nuôi” được tập thể trong một thời gian. Để tồn tại và có thể đi đường dài, ngoài tạo được dấu ấn riêng đòi hỏi các nhóm nhạc phải có khả năng xoay sở nguồn lực. So với hai đầu đất nước, người chơi nhạc tại Huế vẫn còn thiếu các show diễn. Đó là lý do dù họ chơi khá chuyên nghiệp nhưng khó tồn tại.

Phương Nam, tay đàn violon từng góp mặt tại một số ban nhạc chia sẻ, xu hướng hiện nay tại các sự kiện chuộng organ, vilon theo phong cách solo (độc tấu) hơn là mời các ban nhạc, bởi lý do kinh phí. Trong khi đó, theo Trọng Nhân bài toán kinh tế vì thiếu show không dễ để các ban nhạc theo đuổi mục tiêu ban đầu. Đặc biệt là khi ra trường, sinh viên không còn được “bao cấp” bởi gia đình. Lúc đó, chỉ những người thực sự đam mê và kiên trì mới có thể “nuôi” ban nhạc. Như trải lòng của Huỳnh Ngọc Anh Bằng, đại diện ban nhạc Bazooka, mỗi tháng 2 - 3 sự kiện rất khó để trang trải, đó là điều người trẻ làm nghệ thuật đau đáu.

Nói về lý do các ban nhạc trẻ khó có đất biểu diễn, nhạc sĩ Quốc Anh, Chi hội trưởng, Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tỉnh nhận định: “Hiện nay xu hướng người ta ít mời các ban nhạc mà sử dụng nhạc beat và ca sĩ hát được ưa chuộng tại các nơi tổ chức sự kiện vì lý do chủ quan từ kinh phí và muốn gọn nhẹ. Đối với các sự kiện lớn, đơn vị tổ chức lại mời các ban nhạc trưởng thành, tức là có tiếng tăm, vì vậy cơ hội cho các ban nhạc trẻ là không nhiều. Vấn đề này không riêng ở Huế mà là tình trạng chung của nhiều địa phương trong cả nước. Đây là vấn đề những người làm nghệ thuật như chúng tôi cũng đau đáu, song đã là xu thế thì rất khó có giải pháp. Tôi nghĩ, các ban nhạc cần nỗ lực hơn để tạo được dấu ấn, tạo tính chuyên nghiệp, từ đó thu hút được người nghe và những đơn vị tổ chức. Điều mong muốn là các nhà tổ chức sự kiện cũng cần có cái nhìn và tạo cơ hội hơn cho các ban nhạc trẻ”.

Theo ThS. Hoàng Thanh Sơn, Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc Huế: “Tại Học viện Âm nhạc Huế cũng có khá nhiều ban nhạc và vấn đề các ban nhạc trẻ thiếu “đất diễn” khiến nhiều người trăn trở lâu nay. Dù có triển khai một số giải pháp để hỗ trợ các ban nhạc duy trì song chưa thật sự hiệu quả. Sắp tới, chúng tôi sẽ giao Đoàn Thanh niên phối hợp với Hội Sinh viên có những định hướng hỗ trợ cụ thể. Trong khả năng có thể, chúng tôi sẽ cố gắng kết nối các nhà tài trợ để tổ chức các chương trình ca nhạc, giúp các ban nhạc có cơ hội thể hiện, tạo sân chơi lành mạnh cho giới trẻ”.

HỮU PHÚC

    热门排行

    友情链接