Anh cao lớn,ặnglẽtỏalantìnhyêuHuếkèo real vs mc thoạt nhìn cứ tưởng “dữ dằn” lắm, đến khi tiếp cận mới biết, té ra đó là một con người hết sức nhỏ nhẹ, hiền lành và luôn hết mình với công việc. Chính sự nhiệt tâm của anh và các đồng sự đã góp công lớn xua đi nỗi ám ảnh của căn bệnh sốt rét chết người vốn dĩ vẫn hoành hành ở các vùng sâu, vùng xa của Thừa Thiên Huế, nhất là các xã vùng Nam Đông, A Lưới, vùng tây Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền…một thuở. Những nơi đó, bây giờ đã là những phố thị, những làng mạc đông vui, trù phú.
Với màu áo blouse trắng cao quý, anh thường khắc ghi lời thề của những người đã quyết chọn nghề y: “Coi nghề thầy thuốc mà tôi đã tự chọn như một con đường cứu người và giúp đời, chứ không xem như một phương tiện thương mại”. Cách đây chừng chục năm, anh “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và trở về vui vầy cùng gia đình với vẹn nguyên tâm niệm thiện lành, cao cả như vậy.
Không còn gặp anh trên công việc, nhưng tôi vẫn thường dõi theo và “gặp” anh qua trang facebook mà chúng tôi là bạn bè. Bất ngờ thấy anh còn có thêm niềm đam mê rất tao nhã: Chụp ảnh!
Những bức ảnh do anh chụp trên những cung đường thể dục mỗi ngày không có cái trau chuốt, cái kỹ xảo được hiệu chỉnh bằng photoshop như thường thấy ở một số photographer chuyên nghiệp, nhưng đó là những bức ảnh đẹp với bố cục chặt chẽ, rất nghề. Và trên hết là khiến cho người xem cảm được cả cái hồn mà người bấm máy đã gửi vào trong đó.
Một góc phố, một cây xanh, một khúc sông, một khóm hoa, một cây cầu, một di tích, một công trình mới, một ánh bình minh trên miền đất di sản, hay một cảnh mưu sinh thường nhật khi đất trời xứ Huế đang còn mờ phủ hơi sương… Những bức ảnh của anh bao giờ cũng khiến tôi, và có lẽ với nhiều người bạn khác của anh nữa, phải dừng lại ngắm xem trrong niềm xúc động đầy mỹ cảm. Và không chỉ có thế, qua những bức ảnh, anh còn chuyển trao cho những ai ghé qua những thông tin thú vị về văn hóa, lịch sử miền Hương Ngự. Không tràng giang đại hải, không búa lớn đao to, chỉ đôi dòng ngắn gọn như vài lời thủ thỉ nhẹ nhàng nhưng thú vị và hữu ích, như tại sao gọi là công viên Tứ Tượng; hình con cá chép tuổi đời cả thế kỷ ở một công viên bên bờ sông Hương; một phần Học viện Âm nhạc Huế bây giờ ngày trước là gì; “đính chính” về sự nhầm lẫn của nhiều người về “cây sala” - một giống hoa xuất hiện những năm gần đây ở Huế và nhiều địa phương khác; về những bức tượng của cố họa sĩ Lê Thành Nhơn để lại cho Huế…
Những bức ảnh của anh - Bác sĩ Nguyễn Võ Hinh cứ thế lặng lẽ tỏa lan kiến thức, tỏa lan vẻ đẹp và tình yêu Huế đến với nhiều người. Và phải chăng, Huế thú vị, Huế dễ thương, Huế cuốn hút và đằm sâu trong tâm thức cũng chính vì có những người như anh vậy?...
HIỀN AN