Theạmpháttrongkiểmsoátnhưngkhôngchủquanvàphảicógiảiphápcụthểkqbd tro số liệu của Bộ Tài chính công bố tại cuộc họp công tác điều hành giá 6 tháng đầu năm và định hướng 6 tháng cuối năm 2022, Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức lạm phát vừa phải so với mặt bằng chung. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây cũng nhận định lạm phát năm 2022 của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, chính trị. Kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao trong khi nguồn cung bị đứt gãy khiến giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng mạnh. Bên cạnh đó, cuộc xung đột Nga và Ukraina càng đẩy giá nguyên liệu, nhiên liệu tăng cao và thế giới có nguy cơ phải đối diện với một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Lạm phát tại nhiều nước đạt mức kỷ lục trong tháng 6/2022, lạm phát khu vực đồng Euro tăng 8,6%, Hàn Quốc tăng 6%... Một số nước Đông Nam Á có lạm phát tăng cao như Lào 23,6%, Thái Lan 7,66%, Philippines tăng 6,1%, Indonesia tăng 4,35%... Để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Đến nay, mặt bằng giá trong nước vẫn cơ bản được kiểm soát, nhưng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm khá lớn. Diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraina còn phức tạp, gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt là giá xăng dầu tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân. Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Tài chính cũng kiến nghị tiếp tục thực hiện một số giải pháp trong thời gian tới. Trong đó, khung học phí năm 2022 - 2023 dự kiến giữ ổn định như năm học trước và điều chỉnh học phí với giáo dục đại học công lập chưa tự chủ chi thường xuyên không quá 15%. Dịch vụ khám chữa bệnh thực hiện theo lộ trình thị trường theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ, hiện còn chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định, chưa được kết cấu trong giá dịch vụ. Ngoài ra, hiện tại cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm… trên thị trường cũng khá dồi dào; giá các mặt hàng viễn thông, bưu chính cơ bản vẫn giữ ổn định. Việc điều hành giá sẽ theo hướng ưu tiên đảm bảo nguồn cung, cân đối cung - cầu thị trường; đặc biệt cần đánh giá nhận định các mặt hàng nguyên liệu đầu vào nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay dài hạn để từ đó đưa ra chính sách phù hợp. Các mặt hàng nguyên liệu trong nước được khuyến khích ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế dần nguồn nhập khẩu, ưu tiên cưng ứng cho thị trường trong nước hơn thị trường xuất khẩu.
|