欢迎来到Empire777

Empire777

【trận đấu vissel kobe】Kích cung để thúc đẩy tăng trưởng

时间:2025-01-10 20:42:26 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)

Kích cung phải mạnh hơn kích cầu

Trước hết,íchcungđểthúcđẩytăngtrưởtrận đấu vissel kobe kích cầu hiện rất cần thiết. Bởi những khoản lớn nhất của tổng cầu là tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng hiện nay khá yếu. Tích lũy tài sản là tiền đề của đầu tư, nhưng có một phần tích lũy được để dành “chôn” vào vàng, ngoại tệ, tiền ảo, bất động sản,…

Kích cung để thúc đẩy tăng trưởng

Tiêu dùng cuối cùng biểu hiện chủ yếu là tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường, tức là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ tính theo giá thực tế trong 3 quý đầu năm giảm sâu (7,1%), nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm sâu hơn (8,7%) và tính bình quân đầu người còn bị giảm sâu hơn nữa (gần 10%). Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng cao hơn tốc độ tăng huy động tiền gửi, nhưng do vòng quay tiền tệ giảm và hiện ở mức thấp, nên tác động đến cầu ở mức thấp.

Tuy nhiên, cung trong nước còn yếu hơn. Cung yếu hơn cầu được nhận diện dưới các góc độ khác nhau.

Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP xét dưới góc độ sử dụng, thì tiêu dùng cuối cùng tăng 1,6%, tích lũy tài sản tăng 4,27% - đều cao hơn tốc độ tăng GDP (1,42%). Điều đó chứng tỏ cầu ở trong nước (gồm tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng), mặc dù tăng thấp, nhưng đã cao hơn tốc độ tăng của cung trong nước. Một khoản làm cho cung trong nước thấp hơn cầu (tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng là nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ).

Theo công thức: GDP (cung trong nước) + Nhập siêu hàng hóa, dịch vụ = Tích lũy tài sản + Tiêu dùng cuối cùng.

Nhập siêu hàng hóa, dịch vụ 3 quý đầu năm khác với cùng kỳ. Hàng hóa chuyển từ xuất siêu trong cùng kỳ năm trước (16,63 tỷ USD) sang nhập siêu trong kỳ này (2,55 tỷ USD). Nhập siêu dịch vụ cao gấp đôi cùng kỳ (11,68 tỷ USD so với 6,80 tỷ USD).

Ở một góc độ khác là doanh nghiệp (DN), động lực tăng trưởng, trong 9 tháng, số ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường tăng cao (90,3 nghìn DN, tăng 15,1%), trong khi số DN đăng ký thành lập mới có 85,5 nghìn DN, giảm 13,6%.

Theo đó cung trong nước hơn cầu, một mặt phải kích cầu (vì cầu cũng yếu); mặt khác, quan trọng hơn phải kích cung mạnh hơn (vì cung yếu hơn cầu).

Kích cung như thế nào?

Để kích cung phải có nhiều giải pháp. Trong đó, quan trọng hàng đầu là kiểm soát dịch bệnh, mở cửa để chuyển sang trạng thái bình thường mới, tạo điều kiện cho người dân, hàng hóa được lưu thông bình thường trở lại cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, cần có những giải pháp “cấp cứu” DN - vừa để “nuôi dưỡng nguồn thu”, vừa để góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Nhiều giải pháp về tài chính đã được thực hiện. Trước mắt là thực hiện gói “cấp bù lãi suất” ngay trong năm nay với quy mô 30 nghìn tỷ đồng, kéo theo hơn 100 nghìn tỷ đồng tín dụng từ các ngân hàng; nếu dịch còn kéo dài thì năm 2022 sẽ bổ sung thêm.

Biện pháp tiếp theo là giữ chân các đơn hàng xuất khẩu, duy trì tốc độ tăng xuất khẩu ở mức 2 chữ số (tính đến hết tháng 10 tăng 16,6%). Đồng thời, giảm mạnh hơn tốc độ tăng của nhập khẩu (tính đến hết tháng 10 tăng tới 28,2%, vẫn cao gấp rưỡi tốc độ tăng của xuất khẩu) trên cơ sở kiểm soát chặt hơn việc nhập khẩu, nhất là các mặt hàng hạt điều, thức ăn gia súc, phân bón các loại, cao su, vải, giấy, sắt thép, sản phẩm sắt thép, kim loại thường khác,… Đặc biệt các hàng hóa có liên quan đến “xuất xứ”, “xuất khẩu hộ, tiêu thụ giùm”,… Tất nhiên, về cơ bản phải làm cho công nghiệp hỗ trợ phát triển, giảm dần tính gia công lắp ráp (ngay cả với DN FDI).

Ngoài ra, cần đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đầu tư công theo kế hoạch và “lái” việc đầu tư của khu vực ngoài nhà nước trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, giảm thiểu đầu tư, chôn vào vàng, tiền ảo, bất động sản,…

Mục tiêu tăng trưởng năm 2022 dự kiến GDP tăng 6%, cao hơn gấp đôi năm 2021 - một kỳ vọng vượt lên để thoát khỏi mô hình chữ U và trượt theo chữ L, với việc cải thiện các yếu tố để tăng cung.

Nguy cơ mất cân đối nguồn cung lao động tại các địa phương

Sự biến động, di dân, lao động thời gian qua do nhiều nguyên nhân, nhưng gây rủi ro cho cả địa bàn rời đi, cả địa bàn trở về, cả người lao động,… Năng suất lao động vẫn còn thấp, nay lại giảm số người đang làm việc, tăng số người thất nghiệp, thiếu việc làm thì tăng trưởng kinh tế sẽ bị tác động. Đây là bài học với nhiều địa phương, nhiều lao động trở về do ít DN, cơ sở kinh tế thu hút lao động. Trong 63 tỉnh, thành phố, vẫn còn tới 20 tỉnh chỉ có dưới 3.000 DN, có những địa phương dân số đông, có tiềm năng chế biến nông sản,… Trong đó, 9 địa bàn có dưới 2.000 DN, có 36 tỉnh, thành phố có dưới 200 hợp tác xã, thậm chí có 15 địa bàn có dưới 100; có 16 tỉnh có dưới 50 nghìn cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp,… Nếu những địa bàn này không tăng được DN, hợp tác xã, cơ sở kinh tế cá thể thì tình trạng rời hay trở lại sẽ có những biến động lớn.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: