游客发表
发帖时间:2025-01-12 08:57:55
Không để tiếp tay,Ứngdụngcôngnghệchiasẻthôngtinđểchốngbuônlậudượcphẩmmỹphẩmthựcphẩmchứcnăsoi keo áo móc nối, bảo kê cho mọi hoạt động buôn lậu, gian lận và hàng giả Hà Nội: Tạm giữ hơn 28.000 sản phẩm mỹ phẩm, đồ gia dụng không rõ nguồn gốc Thu hồi, tiêu hủy lô mỹ phẩm Serum Burst Lotion không rõ nguồn gốc xuất xứ |
Hội thảo có sự tham dự của đại diện các bộ: Y tế, Công thương, Công an, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia); Hiệp hội Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu Việt Nam; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng (TPCN).
Quang cảnh hội thảo. |
Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho thấy, với những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các bộ/ngành, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đã vào cuộc đồng bộ, làm chuyển biến rõ tình hình, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói chung đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Qua đó, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, ổn định thị trường và hoạt động kinh doanh sản xuất trong nước, ổn định môi trường đầu tư, thu nộp ngân sách hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động,... trong đó có lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
Tuy nhiên, thực tế sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, toàn xã hội chuyển về trạng thái ổn định và phát triển bình thường, chuỗi cung ứng thương mại toàn cầu dần nối lại, tạo nên môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, nhập khẩu và phân phối sản phẩm hàng hóa phát triển mạnh mẽ.
Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói chung và đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN nói riêng là một trong những vấn nạn của xã hội, gây hậu quả, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến kinh tế, sức khỏe, tính mạng của người dân, lợi ích của người tiêu dùng, uy tín thương hiệu của tổ chức cá nhân sản xuất và kinh doanh chính đáng, đồng thời gây thất thu ngân sách, tác động tiêu cực đến sự phát triển ổn định, lành mạnh môi trường kinh doanh và an ninh trật tự. |
Theo đó, tình hình buôn lậu, kinh doanh sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng có chiều hướng gia tăng trở lại trên tất cả các tuyến đường bộ, đường hàng không, đường biển và đặc biệt là trên môi trường không gian mạng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, diễn biến phức tạp nhất là đối với các loại thuốc đặc trị có giá trị cao, khan hiếm tại thị trường trong nước, các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe và các sản phẩm làm đẹp.
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và có nhiều chỉ đạo, định hướng, trong đó đã thành lập Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.
Từ các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và lực lượng chức năng đã vào cuộc quyết liệt, tích cực phối hợp và triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, trong đó có nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN…
Vụ việc lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện một cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng giả, thu giữ 12.000 lọ thực phẩm chức năng giả hồi tháng 6/2023. Ảnh T.L |
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, dự báo buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói chung và đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN nói riêng tuy có giảm dần trong những năm gần đây, song còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp.
Đặc biệt là khi nước ta đã kiểm soát được dịch Covid-19, mọi hoạt động xã hội trở lại bình thường; nhu cầu phát triển sản xuất, tiêu dùng tăng cao; biến động chênh lệch giá hàng hóa giữa các khu vực, vùng miền trong và ngoài nước còn lớn, đặc biệt là sự khan hiếm cục bộ và tăng giá đột biến một số mặt hàng thiết yếu...
Đây là môi trường để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trở lại, trong đó có nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN.
Các lực lượng chức năng ở cả Trung ương và địa phương cần chủ động trong công tác nắm tình hình, nhận diện những vấn đề nổi cộm phức tạp, xây dựng triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, điều tra phát hiện xử lý nghiêm mọi hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói chung và đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN nói riêng. |
Trước thực trạng này, ý kiến của các đại biểu tham dự hội thảo nhấn mạnh, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quyết liệt hơn nữa Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia với các giải pháp đồng bộ nhằm kiểm soát tốt hơn trong quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng đối với nhóm mặt dược phẩm, mỹ phẩm và TPCN.
Nhiều ý kiến cũng đề xuất cần quan tâm hơn nữa đến ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ số trong chia sẻ thông tin, phối hợp công tác giữa các lực lượng chức năng trong phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đồng thời, thực hiện tốt hơn các chính sách an sinh xã hội để giải quyết công ăn việc làm cho cư dân biên giới, vùng sâu, vùng xa nhằm hạn chế tối đa việc bị lợi dụng, lôi kéo vào buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả…/.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接